Nghề Điều dưỡng không chỉ là nghề “hái ra tiền” mà nó còn là nghề của lòng can đảm, tình yêu người, yêu nghề và cả hy sinh thầm lặng cho nghề mình đã chọn của các Điều dưỡng viên.
- Những trải nghiệm “có 1 không 2” của sinh viên ngành Y Dược
- Điều dưỡng viên chuyên nghiệp cần có những tố chất gì?
- Tâm sự nhói lòng của người làm ngành Y không có ngày nghỉ
Làm nghề Điều dưỡng cần lắm tình yêu nghề và yêu người
Điều dưỡng viên “nghề làm dâu trăm họ”
Người ta ví nghề Điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, bởi hàng ngày Điều dưỡng viên phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, mỗi bệnh nhân lại có bệnh tình, tính cách trình độ văn hóa và cách ứng xử khác nhau, để có thể hiểu được bệnh nhân của mình muốn gì thì không phải là điều dễ dàng đối với người Điều dưỡng và thực sự nếu không có tình yêu nghề, yêu người thì Điều dưỡng viên rất khó có thể hoàn thành được công việc của mình một cách tốt nhất.
Cô Thu Hà một Điều dưỡng viên hệ Trung cấp đang làm việc tại Khoa Cấp cứu tâm sự, cô đã có gần 20 năm gắn bó với nghề Điều dưỡng, hơn ai hết cô thấu hiểu được những khó khăn cũng như niềm hạnh phúc khi cứu sống được một bệnh nhân từ tay tử thần và cả những chuyện khó nói khi điều dưỡng khác giới chăm sóc bệnh nhân, những hiểu lầm và cả những sự không hợp tác của người bệnh.
Cô nhớ mãi câu chuyện của nam Điều dưỡng viên hiện đang theo học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng buổi tối tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, dù không được bệnh nhân nữ mắc chứng rối loạn cảm xúc chửi bới, nhiếc móc nhưng anh vẫn nhẹ nhàng với công việc của mình.
Làm nghề Điều dưỡng cần lắm tình yêu nghề và yêu người
Theo quan điểm của Giảng viên Lâm Thị Nhung đang tham gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng chính quy thì cho rằng, nghề Điều dưỡng tuy vất vả nhưng vẫn có những niềm vui rất riêng mà không phải ngành nghề nào cũng có được, để có thể làm tốt được công việc của người Điều dưỡng viên việc đầu tiên là phải gạt bỏ hết những định kiến của mình về người bệnh, chuyên tâm vào công việc của mình, coi người bệnh giống như người nhà của mình để có thể chăm sóc họ một cách trọn vẹn nhất.
Điều dưỡng viên “nghề làm dâu trăm họ”
Người ta nói nghề Điều dưỡng là nghề làm dâu trăm họ quả không sai, “Cô con dâu” này muốn thực hiện tốt nhất công việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân thì ngoài tình yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, còn phải biết nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu những nỗi đau mà người bệnh của mình phải gánh chịu..
Điều dưỡng trẻ Nguyễn Thị Huyền tâm sự trước kia cô làm nhân viên hành chính cho một công ty tư nhân, lương chẳng đủ sống sau đó cô quyết định theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng học thứ 7, chủ nhật tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sau khi ra trường cô được nhận ngay vào làm việc cho một bệnh viện có tiếng trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình làm việc cô bắt nhịp rất nhanh với công việc bởi hầu như những công việc ngoài viện cô đã được thực hiện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên cô Điều dưỡng viên vẫn không thể tránh được những lúc không kiềm chế được bản thân, khi có bệnh nhân có những câu nói, lời lẽ xúc phạm đến mình.
Nghề Điều dưỡng đâu chỉ có khó khăn và vất vả
Cũng theo quan điểm của chị Huyền, khi đã làm công việc liên quan đến nghề Y thì luôn phải có cái tâm thiện, có tình yêu người và luôn phải đặt mình vào vị trí của người bệnh để đồng cảm với nỗi đau mà bệnh nhân phải gánh chịu, ngoài ra người làm trong ngành Y tế nói chung hay ngành Điều dưỡng nói riêng phải luôn được học tập ở những trường chuyên ngành đào tạo Y Dược như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và rèn luyện xuyên suốt trong quá trình công tác. Nghề y là một nghề đặc biệt, đào tạo lâu dài, đòi hỏi trách nhiệm cao.
Nói như thế không có nghĩa là nghề Điều dưỡng lúc nào cũng chỉ có tủi cực, người Điều dưỡng chỉ biết gồng mình lên để cố gắng, Điều dưỡng viên cũng có những niềm vui riêng trong nghề nghiệp của mình. Đầu tiên là mức thu nhập, do tính chất công việc đặc thù và khá vất vả nên mức thu nhập của Điều dưỡng viên mới ra trường hay những Điều dưỡng viên lâu năm đều khá ổn, nếu không muốn nói là cao so với mặt bằng chung của những ngành nghề khác trong xã hội.
Điều dưỡng viên phải được học tập ở những trường chuyên ngành
“Niềm vui được nhìn thấy bệnh nhân của mình từng ngày từng ngày hồi phục” đây là điều mà những người làm trong ngành Xét nghiệm hay ngành Dược không thể có được. Do tính chất công việc, người Điều dưỡng viên là người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất, theo sát họ từ khi vào viện đến khi ra viện, nên Điều dưỡng viên nắm rất rõ tiến triển bệnh tật của bệnh nhân. Có niềm vui nào lớn bằng việc nhìn thấy bệnh nhân mà mình chăm sóc khỏe mạnh từng ngày.
Nếu những Điều dưỡng viên làm việc tại khoa Cấp cứu thì niềm vui khi cứu được một bệnh nhân từ tay tử thần quả thực là một Điều thiêng liêng. Tôi có một cô bạn theo học Trung cấp Điều dưỡng Đa khoa sau đó học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng đang làm việc tại Khoa Cấp cứu tâm sự, có những lần cả kíp trực của cô ngồi khóc vì không cứu sống được bệnh nhân, để bệnh nhân chết trước mặt mình mà không thể làm gì được.
Theo quan điểm của riêng tôi, những ai theo nghề Điều dưỡng phải là những người phải biết chấp nhận hy sinh và là người can đảm, bởi áp lực công việc rất cao. Ngành Điều dưỡng cũng đang là ngành có nhu cầu lớn trong xã hội, khi bạn học và chọn theo ngành Điều dưỡng là chọn con đường gian nan, thiệt thòi, đối diện với nỗi đau của kiếp người nhưng cũng là con đường đầy vinh quang và hạnh phúc. Phải thực sự yêu nghề, có năng lực và phải được đào tạo ở những trường chuyên ngành thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913