Nghề Y là nghề đặc biệt nhất trong tất cả các nghề, thời gian học dài, áp lực công việc lớn, nhưng lương bèo bọt, hy sinh nhiều nhưng toàn đổi lấy bất công và vô lý.
- Góc khuất đắng cay của người làm ngành Y mấy ai thấu được
- Cần phải quản lý chặt Dược sĩ bán thuốc tân dược
- Anh ấy là lý do khiến tôi học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng
Ngành Y là ngành cao quý nhưng cũng lắm bạc bẽo và bất công
Khi có ai đó nhắc đến Bác sĩ hay Điều dưỡng viên,…bạn sẽ nghĩ ngay đến công việc như mổ xẻ, tiêm truyền, chẩn đoán bệnh,…nói đến nghề Y là nói đến cái nghề “Hốt ra bạc”, nghề kiếm tiền dễ nhất dựa trên nỗi đau của bệnh nhân, của người thân của họ nhưng mấy ai biết được những nỗi đau những điều phi lý mà Bác sĩ cũng như Điều dưỡng viên phải trải qua trong quá trình hành nghề.
Khi người ta đi chơi, sinh viên ngành Y vẫn “mài mông” trên giảng đường
Biết bao nhiêu câu chuyện về sự hi sinh, vất vả của sinh viên Y khoa, chỉ tính riêng mức điểm đầu vào ở các trường Đại học Y Dược hay Cao đẳng Y Dược luôn thuộc Top cao ngất ngưởng, những thí sinh có mức học lực giỏi may mắn mới có thể trúng tuyển. Hành trình gian nan để đến với nghề, để có thể thực hiện được thiên chức cứu người mới chỉ bắt đầu, 6 năm mài mông trên giảng đường, những đêm trực thông 24/ 24 tiếng, sáng đi Bệnh viện, chiều học ở giảng đường, tối căng mình lên đi trực. Bạn thử tính xem thời gian học ấy gấp bao nhiêu lần những sinh viên các ngành học khác. Đây có lẽ cũng là lý do mà khiến con gái ngành Y không mấy ai có làn do mịn màng, trắng sáng, mà thay vào đó là da mụn, mắt thâm, người gầy sọp đi sau mỗi mùa thi, mùa trực.
Nếu bạn lạc vào khuôn viên của những trường Y Khoa trong ngày thứ 7, chủ nhật thì bạn sẽ cảm nhận thấy nó khác hoàn toàn so với những trường khác, cái mà tôi nói ở đây không phải là khác về bối cảnh mà khác về con người, về những sinh viên học không có ngày nghỉ, không có ngày lễ và càng không có những giờ đi chơi. Nếu bạn thắc mắc, tình yêu của những cô cậu sinh viên ngành Y thì như thế nào nhỉ? Tình yêu này cũng rất chân thành, cũng rất giản dị nhưng cũng vẫn chỉ quay quanh Giải phẫu, Sinh Lý, Sinh Lý bệnh, hay những ca bệnh Lâm sàng khó nhằn, họ chia sẻ cho nhau để bồi đắp nên tình yêu nghề và yêu người từ những năm tháng ấy.
Khi người ta đi chơi, sinh viên ngành Y vẫn “mài mông” trên giảng đường
Khi người ta ra trường, sinh viên ngành Y vẫn đi học, dường như cái sự học là không bao giờ kết thúc, học xong 6 năm lại thi Nội trú, lại học, lại học, người làm ngành Y là những người dành cả cuộc đời để học, để cứu người để hy sinh vì người khác.
“Nghề Y” cho đi nhiều nhưng nhận chẳng đáng bao nhiêu
Khoan hãy bàn đến chuyện lương ngành Y, ngành Dược thấp, cái mà tôi muốn nói đến ở đây chính là sự tôn trọng của bệnh nhân, của xã hội đến nhân viên Y tế. Có lẽ cái mà những Điều dưỡng viên Cao đẳng, những Bác sĩ chuyên khoa, hay những người bỏ gần 10 năm học chỉ để cứu người đang làm việc miệt mài, đang vắt kiệt sức lao động của mình tại các Bệnh viện mong muốn nhận được chỉ là sự tôn trọng của xã hội cũng như xã hội có một cái nhìn đúng đắn hơn, khoan dung hơn về ngành cao quý nhất trong tất cả các ngành cao quý.
Đừng vô tâm đừng bạc bẽo với chúng tôi đến thế, khi cần thì vồ vập, săn đón, khi xong việc thì phủi đít quay mông. Khi bạn cùng những người thân của bạn cuộn tròn trong chăn ấm thì chúng tôi vẫn đang gồng mình cứu chữa người khác, những sinh viên Y Khoa vẫn đang gồng mình để học, để khám bệnh để làm Bệnh án, vì vậy khi chưa hiểu hết về ngành về những gian nan cơ cực ấy thì xin bạn đừng vội phán xét, đừng đổi lỗi đừng vu oan cho một ngành cao quý.
“Nghề Y” cho đi nhiều nhưng nhận chẳng đáng bao nhiêu
Chuyện một Bác sĩ chuyên khoa theo học Trung cấp Y Sĩ đa khoa sau đó học chuyên tu cũng mất gần 10 năm có lẻ, sau đó làm việc tại Bệnh viện công sắp đến ngày về hưu cả lương cả phụ cấp mới được hơn 7 triệu đồng. Một sinh viên theo học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội xin được chân Điều dưỡng khoa cấp cứu tại một Bệnh viện công, tính cả lương cả tiền trực mới được hơn 4 triệu đồng, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ thấy mức lương ngành Y bèo bọt như thế nào. Thấp ở đây là thấp so với mặt bằng chung của xã hội mà thấp so với những gì mà người làm ngành Y bỏ ra bỏ công sức đi học, bỏ thời gian, bỏ tuổi trẻ, bỏ gia đình để đi trực,…
Nếu cho chọn lại chắc chẳng mấy ai muốn mang cái nghiệp cứu người này, chắc chẳng ai muốn chôn vùi tuổi xuân của mình đến vậy. Thế mới nói ngành Y là ngành cao quý nhưng cũng lắm bạc bẽo và bất công.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913