Đằng sau sự thành công của ngành Y tế luôn có bóng dáng của Điều dưỡng viên tâm huyết sống trọn với tình yêu người, yêu nghề với cái nghiệp mình đã chọn.
- Hành trình làm mẹ đơn thân của nữ Dược sĩ Cao đẳng tuổi 25
- “Cô nàng Điều dưỡng viên” đảm việc nước, giỏi việc nhà
- Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn, lương cao”?
Những khó khăn không mấy ai biết của “Nghề Điều dưỡng”
Điều dưỡng viên tuy không trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân nhưng họ lại là những người luôn đồng hành cùng người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Theo ước tính của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thì có đến 80% các dịch vụ Y tế mà bệnh nhân hàng ngày sử dụng là do Điều dưỡng viên cung cấp. Điều này càng chứng tỏ được vai trò của người Điều dưỡng trong hệ thống ngành Y tế.
Công việc thầm lặng của người Điều dưỡng viên
Người Điều dưỡng viên nắm giữ vai trò và sứ mệnh quan trọng trong hệ thống ngành Y tế, họ có nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực, giúp các bác sĩ chăm sóc và theo dõi tình hình sức khỏe của người bệnh, kịp thời thông báo cho Bác sĩ cũng như xử trí những trường hợp bệnh nhân có diễn biến bất thường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng chính quy, Đại học Điều dưỡng,…đều được gọi là Điều dưỡng viên và họ có thể thực hiện tất cả các công việc chuyên môn cũng như tham gia vào công tác Khám chữa bệnh theo Luật Giáo Dục nghề nghiệp.
Công việc thầm lặng của người Điều dưỡng viên
“Nghề Điều dưỡng nhìn bề ngoài tưởng chừng nhàn nhàn, “việc nhàn lương cao” nhưng thực sự là nghề rất vất vả, có theo nghề rồi mới biết, trước kia theo nghề vì đam mê mong muốn được cống hiến sức trẻ của mình để cứu chữa bệnh nhân. Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Điều dưỡng tôi tiếp tục học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, sau khi ra Trường cũng xin được việc làm ngay nhưng thật sự phải yêu nghề lắm phải tâm huyết với nghề lắm mới theo được, phải chấp nhận thời gian ở viện nhiều hơn thời gian ở nhà, con ốm không có người chăm sóc,…hy sinh chẳng thể nào kể hết được nhưng đổi lại là được nhìn thấy bệnh nhân của mình ngày một khỏe mạnh nhìn thấy được nụ cười của bệnh nhân khi chiến thắng bệnh tật thì cũng an ủi được phần nào…” – Minh Hồng, Điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tâm sự.
Nhọc nhằn nghề Điều dưỡng viên mấy ai thấu được
Một ca bệnh nhân khó được cứu sống, một thành tựu Y khoa mới được công bố thì chỉ thấy nhắc đến công lao của Bác sĩ chứ mặc nhiên không thấy nhắc đến công lao của các Điều dưỡng viên, chính điều này khiến những công lao hay sự hy sinh, vất vả, nhọc nhằn của người Điều dưỡng viên ít người biết đến.
Nhọc nhằn nghề Điều dưỡng viên mấy ai thấu được
Nếu như ở các nước phát triển khác như Nhật Bản và CHLB Đức,…công việc của người Điều dưỡng viên được coi là công việc nặng nhọc và được hưởng chế độ đãi ngộ tốt nhưng tại Việt Nam, nhận thức chung của nghề Điều dưỡng viên vẫn còn hạn hẹp, thậm chí có rất nhiều người còn có suy nghĩ tiêu cực của người Điều dưỡng viên, điều này vô hình chung đã tạo nên rất nhiều áp lực cho những con người đang ngày đêm miệt mài cống hiến cho sự phát triển của ngành Y tế cũng như sức khỏe của người bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều Điều dưỡng viên Cao đẳng muốn du học tại Nhật Bản.
Những bạn trẻ đã, đang và sẽ theo học ngành Điều dưỡng cần tập trung học tập, trau dồi kiến thức thật tốt mà còn phải học cách chấp nhận và hy sinh, chịu đựng áp lực công việc và quyết tâm theo nghề đến cùng. Phải thực sự yêu nghề, có năng lực và phải có tấm lòng yêu nghề cũng như có năng lực thực sự mới có thể theo đuổi được nghề nghiệp….Hơn bất cứ điều gì khác, người Điều dưỡng viên cần nhất là chữ “tâm”, phải có tâm, có tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu và cảm thông thì mới có thể đồng hành cùng người bệnh trên con đường chiến đấu với bệnh tật vô cùng gian nan, vất vả.
Nguồn: Yduochn.com.vn
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913