Một khi đã chấp nhận dấn thân vào nghề Điều dưỡng tức là các cô gái đã chấp nhận hy sinh tuổi xuân chỉ để sống và cống hiến hết mình vì nghiệp mà mình đã chọn.
- Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn, lương cao”?
- Điểm mặt ba con giáp ngành Y luôn phải chịu thiệt thòi trong tình yêu
- Điểm mặt những nguyên nhân khiến gái ngành Y không muốn lấy chồng
“Cô nàng Điều dưỡng viên” đảm việc nước, giỏi việc nhà (ảnh minh họa)
Nếu một ngày đẹp trời nào đó cô nàng Điều dưỡng viên bỗng nhận ra bấy lâu nay mình đã hy sinh quá nhiều vì bệnh nhân, thì lúc đó bạn hãy tự hỏi mình xem sự hy sinh ấy đem lại cho bạn điều gì hay chỉ là sự hy sinh vô nghĩa?
Cô nàng Điều dưỡng viên – đảm việc nước, giỏi việc nhà
Cuộc sống ngày càng hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dần được thay đổi, người phụ nữ không bị bó buộc trong công việc nội trợ hay công việc gia đình mà họ có thể xông pha trên thương trường để cống hiến cho xã hội và tự mang lại mức thu nhập cho mình, chẳng thế mà chúng ta thấy ngày càng nhiều những cô nàng Dược sĩ Cao đẳng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thuốc với mức thu nhập nghìn đo/ Tháng.
Bỏ qua các ngành nghề khác, các cô gái khi đã quyết định lựa chọn ngành Điều dưỡng thì xác định phần lớn thời gian dành cho công việc, cho bệnh nhân và họ cũng phải cố gắng nỗ lực không ngừng để học hỏi những kiến thức mới cũng như dành thời gian nghiên cứu và tìm ra phương pháp chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, bận việc cơ quan không có nghĩa là các cô nàng Điều dưỡng viên sẽ bỏ bê việc nhà, bỏ bê việc chăm sóc con cái, các cô gái ngành Điều dưỡng là những cô gái thuộc tuyp người của gia đình, các cô nàng Điều dưỡng viên luôn quan niệm người phụ nữ giỏi giang là người giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Điều dưỡng viên là người phụ nữ của gia đình
Những cô gái học ngành Điều dưỡng sau khi kết hôn, họ sẽ toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình của mình, sau mỗi giờ tan tầm họ sẽ không còn la cà, tán gẫu với nhau những câu chuyện liên quan đến bệnh nhân, đến công việc hàng ngày của người Điều dưỡng mà sẽ vội vàng trở về nhà với gia đình nhỏ bé của mình và bắt đầu vô số các công việc nhà không tên.
Niềm vui của những cô nàng học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng, Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng,… chính là nhìn thấy chồng và con mình hạnh phúc, cũng chính vì thế mà cho dù có mệt mỏi cỡ nào thì các cô gái cũng cố gắng chuẩn bị cơm ngon, canh ngọt đợi chồng mỗi chiều, nhà cửa sạch sẽ, con cái ngoan ngoãn, gọn gàng. Tất nhiên, để làm được điều này thì những cô gái ngành Điều dưỡng đã phải chịu không ít thiệt thòi.
Hy sinh bao nhiêu là đủ đối với cô nàng Điều dưỡng?
Có những lúc mệt mỏi các cô nàng Điều dưỡng có tự hỏi xem bao lâu nay sự hy sinh của mình có đem lại kết quả? Trong công việc, thì nghề Điều dưỡng viên vẫn không mấy được coi trọng, bệnh nhân không coi trọng Điều dưỡng, Bác sĩ cũng không tôn trọng đồng nghiệp. Trong quá trình làm việc, chỉ cần một chút sai sót xảy ra là họ lại bu vào cấu xé và cho rằng Điều dưỡng thế này, Điều dưỡng viên thế kia.
Điều dưỡng viên hãy chăm sóc bản thân mình nhiều hơn
Cho dù luôn được mệnh danh là những cô nàng đảm việc nước giỏi việc nhà nhưng trong hôn nhân, không phải tất cả những người đàn ông đều hiểu và cảm nhận được tình yêu mà người vợ dành cho mình, cũng như sự hy sinh của cô ấy, thậm chí có nhiều ông chồng tự mặc định “việc nhà là của phụ nữ” mà không biết vợ mình, những cô nàng Điều dưỡng đã phải hy sinh thế nào đã phải đầu tắt mặt tối thế nào sau mỗi giờ tan sở ra sao.
Rồi thời gian cứ thế trôi đi, các cô gái theo học Cao đẳng Điều dưỡng hay Đại học Điều dưỡng,… vẫn miệt mài cống hiến, miệt mài hy sinh với guồng quay của việc làm Y Dược và gia đình mà bỏ bê việc chăm sóc bản thân, bỏ bê việc dành thời gian cho mình và trở thành những người phụ nữ già nua lúc nào không biết. Các cô nàng Điều dưỡng viên thông minh và bản lĩnh thì đừng bao giờ để sự hy sinh của mình là vô nghĩa mới hốt hoảng đi khắc phục hậu quả, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy đặt tay lên tim và tự hỏi “Gái ngành Điều dưỡng hy sinh bao nhiêu là đủ?”.
Nguồn: Yduochn.com.vn
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913