Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn, lương cao”?
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tâm sự ngành Y / Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn, lương cao”?

Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn, lương cao”?

Nghề Điều dưỡng được cho là nghề “việc nhàn. lương cao” nhưng thực tế thì không phải như vậy, đằng sau họ là cả một sự cố gắng nỗ lực để chăm sóc tốt cho bệnh nhân của mình.

Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn. lương cao”?

Nghề Điều dưỡng có thực sự là “việc nhàn. lương cao”?

Tôi là một nữ Điều dưỡng viên đang làm việc tại một Bệnh viện của thành phố Hà Nội, trước kia tôi theo học Cao đẳng Dược chính quy sau đó học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi theo học bất cứ ngành nào đều có định hướng cũng như có kế hoạch cụ thể và tôi tạm hài lòng với những gì mình dự tính.

Trước khi học chuyển đổi sang nghề Điều dưỡng tôi cũng biết nghề này vất vả hơn nghề Dược mà tôi đang làm nhưng không nghĩ rằng nó lại vất vả đến thế. Tất cả điều đó có thể làm nên một câu chuyện dài với những kịch tính trong góc khuất nghề nghiệp và bạn đã sẵn sàng để lắng nghe!

Cuộc sống sinh viên của những cô cậu Điều dưỡng 

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược chính quy với tấm bằng loại giỏi, tôi quyết định mở quầy thuốc tại nhà, thu nhập cũng ổn định nhưng sau một thời gian cũng vì đam mê và nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn của ngành Điều dưỡng tôi quyết định theo học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng học thứ 7, chủ nhật  tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nghề Điều dưỡng lương cao nhưng cũng nhiều vất vả

Nghề Điều dưỡng lương cao nhưng cũng nhiều vất vả

Kỳ học đầu tiên của tôi trôi đi một cách êm đềm với thời khóa biểu dường như không có nhiều thay đổi: tôi đến lớp nghe thầy cô giảng bài, tôi học thực hành tại các phòng thí nghiệm,… lên thư viện tìm kiếm những cuốn sách bổ trợ của bài học hay những bài tập liên quan đến chuyên ngành Điều dưỡng mà tôi đang học để có thể giúp tôi có những kiến thức đa dạng, bổ trợ cho nghề nghiệp bản thân sau này.

Đến kỳ học thứ 2, áp lực học tập bắt đầu tăng lên, tôi học chuyên ngành nhiều hơn, thực tập nhiều hơn, đôi khi kiến thức quá nhiều khiến tôi trở nên quay cuồng vì mệt mỏi. Đến kỳ học cuối cùng thì mọi chuyện bắt đầu sang một trang hoàn toàn mới với những điều mà bạn không nghĩ tới và chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận khi quãng thời gian êm đềm của thời sinh viên học kỳ đầu, kỳ hai không còn nữa. Hành trình chạy đua nước rút khiến cho bất kỳ sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng,… cảm thấy mệt mỏi nhưng cũng lắm điều thú vị mới mẻ.

Kỳ học thứ 3, tôi cũng như bất kỳ sinh viên theo học ngành Điều dưỡng cho dù là Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy, Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng hay Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng vô cùng háo hức đón chờ kỳ thực tập sắp tới. Mặc dù trong quá trình học tại Trường tôi đã được học thực hành rất nhiều tại các phòng thực hành của nhà trường nhưng tôi vẫn rất mong chờ được đi thực tế tại Bệnh viện, khi thực tập tại đây tôi mới thấy hết được sự  tôi gian nan, đức hi sinh thầm lặng của những người Điều dưỡng viên hàng ngày chăm sóc người bệnh.

Niềm hạnh phúc của tôi khi được trở thành một Điều dưỡng viên

Niềm hạnh phúc của tôi khi được trở thành một Điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên và những góc khuất của nghề

Điều dưỡng viên sẽ là người tiếp xúc với bệnh nhân từ khi họ bắt đầu nhập viện đến khi họ kết thúc quá trình điều trị, nhìn những bệnh nhân của mình chăm sóc ngày một khỏe mạnh, nhận được lời cám ơn chân thành từ họ mà tôi thấy lòng mình ấm áp và nhẹ nhõm biết bao nhiêu. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng màu hồng, đối với nghề Điều dưỡng cũng vậy, nhất là đối với những Điều dưỡng viên mới chập chững vào nghề như chúng tôi cũng không ít lần gặp những bệnh nhân khái tính, xem chúng tôi như người phục vụ, nói năng thô lỗ và có những hành động không đẹp chút nào. Nhưng tất cả đều như thế nào, Điều dưỡng viên vẫn phải nhận nhịn, vẫn phải làm việc, vẫn phải cống hiến bởi vì chúng tôi biết họ vẫn rất cần chúng tôi giúp đỡ.

Tuy nghề Điều dưỡng vất vả nhưng cũng đã mang đến cho tôi rất nhiều trải nghiệm, khiến tôi có lòng trắc ẩn nhiều hơn và cảm thấy mình cống hiến được cho nghề, cho đời nhiều hơn.

Nguồn: Yduochn.com.vn

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913