Có những “Chiến binh” thầm lặng hàng ngày vẫn âm thầm cứu người, giúp đời nhưng lại không được mấy ai biết đến đó chính là những Điều dưỡng viên tại Bệnh viện tâm thần.
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- BÍ QUYẾT giúp 100% Điều dưỡng viên trúng tuyển vào các Bệnh viện
- Dược sĩ 3 con chia sẻ cách kinh doanh Dược phẩm thành công
Nhọc nhằn Điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện tâm thần
Tiến sĩ Y Khoa Mai Mạnh Tuấn hiện đang công tác và giảng dạy tại Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, rất nhiều phụ huynh cho rằng công việc không vất vả, lại “hái ra tiền” nên đã hướng cho con em mình theo học nghề Điều dưỡng. Nhưng không phải ai cũng biết, bước chân vào nghề Điều dưỡng cũng như hạt mưa sa, người sung sướng thì vào khoa được nhàn hạ, người số phận bọt bèo thì vào khoa cơ cực ví như Điều dưỡng viên khoa tâm thần.
Đặc thù riêng của Điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện tâm thần
Bệnh nhân tâm thần thường mất hết ý thức cũng như không điều chỉnh và kiểm soát được hành vi của mình, họ có thể đánh bạn, thậm chí là giết bạn bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà bệnh nhân tâm thần thường bị xã hội kỳ thị và xa lánh, không mấy ai muốn tiếp xúc với những con người như vậy, tuy nhiên vẫn có những con người làm công việc thầm lặng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tâm thần, họ chính là các Bác sĩ, Điều dưỡng viên Bệnh viện Tâm thần.
Mỗi ngày các Bác sĩ, đặc biệt là các Điều dưỡng viên hàng ngày phải tiếp xúc với hàng tá bệnh nhân tâm thần, riêng chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ khiến người ta rùng mình. một Điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định, hiện đang học lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự, nghề Điều dưỡng vốn đã nhiều vất vả, chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh ngoại khoa, nội khoa vất vả một thì chăm sóc bệnh nhân tâm thần vất vả mười.
Những bệnh nhân đơn thuần khác, đa số họ đều có ý thức về hành động của mình cũng như việc mình đang làm, cộng với việc hầu như lúc nào cũng có người nhà ở bên chăm sóc. Còn đối với bệnh nhân tâm thần hầu như không được như vậy, bệnh nhân vốn đã không tự chủ được ý thức cộng với việc phải điều trị dài ngày nên bệnh nhân sẽ ở lại viện điều trị mà không có người thân chăm sóc. Tất cả các công việc từ ăn uống, vệ sinh cho người bệnh,….đều do một tay Điều dưỡng viên cũng như Bác sĩ ở Bệnh viện làm hết, thế mới nói Điều dưỡng viên vất vả nhưng Điều dưỡng viên Tâm thần còn vất vả hơn bội phần.
Đặc thù riêng của những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần
Cô bạn tôi đi thực tập tại Bệnh viện tâm thần hồi còn là sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tâm sự, nếu không được tiếp xúc với bệnh nhân với những công việc mà Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Tâm thần thực hiện thì sẽ không hiểu hết được mồ hôi, nước mắt thậm chí là máu của họ đã rơi ra sao. Có rất nhiều Điều dưỡng viên phải nhập viện Điều trị vì bị bệnh nhân tâm thần đánh.
Điều dưỡng viên khổ sở lúc bệnh nhân lên cơn
Bệnh nhân tâm thần lúc lên cơn thì không ai biết trước được, nhẹ thì đập phá đồ đạc, nặng thì đuổi đánh bệnh nhân khác, đuổi đánh Điều dưỡng viên, có lúc lại trốn ra gây sự ngoài bệnh viện; khi lại đòi tự tử, tìm đến cái chết…Một ngày Điều dưỡng viên chỉ xoay vòng với những bệnh nhân lên cơn cũng đã đủ mệt chứ đừng nói đến việc thực hiện những công việc khác.
Điều dưỡng viên Bệnh viện tâm thần lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng
Chuyện bệnh nhân tâm thần trầm uất mà tự tử là điều chẳng hề lạ lẫm gì đối với những Điều dưỡng viên ở đây, chính vì vậy Điều dưỡng viên và Bác sĩ lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn tinh thần để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Có khi vất vả mãi mới cứu chữa được bệnh nhân, có khi đành nhìn bệnh nhân ra đi mà không làm gì được. Nếu bạn muốn xem người ta đóng phim hành động như thế nào thì chỉ cần đến Bệnh viện tâm thần – đó là câu nói vui nhưng cũng đầy đau xót của các Điều dưỡng viên Bệnh viện Tâm thần.
Điều dưỡng viên Lâm Nhung – cựu sinh viên Trung cấp Điều dưỡng, tuy công việc vất vả, khó khăn và nguy hiểm là vậy nhưng chế độ cũng chẳng hơn các Điều dưỡng khoa khác là bao, những ngày kỷ niệm, lễ tết đến một câu chúc mừng từ Bệnh nhân cũng không có khiến không ít Điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện tâm thần chạnh lòng.
Còn đối với riêng tôi, tôi coi họ là những chiến binh dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn, đối mặt với hiểm nguy để cứu chữa cho những con người ở tận đáy của xã hội. Có thực sự yêu nghề, thương người lắm thì những Điều dưỡng viên ở đây mới hoàn thành được công việc của mình. Một lời cuối, tận sâu đáy lòng chúc cho các Điều dưỡng viên, Bác sĩ đang làm việc tại các Bệnh viện tâm thần luôn mạnh khỏe, hạnh phúc giữ đúng tinh thần “Chiến binh” của mình để cứu người, giúp đời.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913