Điều dưỡng hướng dẫn cách xử trí vết bỏng đúng cách, không để lại sẹo
Trang chủ / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / Điều dưỡng hướng dẫn cách xử trí vết bỏng đúng cách, không để lại sẹo

Điều dưỡng hướng dẫn cách xử trí vết bỏng đúng cách, không để lại sẹo

Bỏng là tai nạn rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nếu vết bỏng không được xử trí và chăm sóc đúng cách có thể gây tổn thương da và để lại sẹo.

Điều dưỡng hướng dẫn cách xử trí vết bỏng đúng cách, không để lại sẹo

Điều dưỡng hướng dẫn cách xử trí vết bỏng đúng cách, không để lại sẹo

Theo các chuyên gia Y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây vết phỏng, điển hình như: do bỏng bô xe máy, bỏng điện, bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ chiên, hay hoá chất, lò hơi trong lao động. Các nốt nếu không được xử trí đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Phân loại theo mức độ tổn thương cũng như độ rộng của vết bỏng

Tùy theo độ sâu của nốt bỏng cũng như độ rộng trên da, Bác sĩ chuyên khoa hay các Điều dưỡng viên Cao đẳng,… chia bỏng ra làm ba loại:

Độ 1: các vết thương xuất hiện ở phần biểu bì của da, với các biểu hiện da đỏ, đau và rất nhạy cảm khi chạm vào.

Độ 2: các vết thương  đã gây tổn thương ở lớp trung bì của da, với các biểu hiện da đỏ, đau, nhạy cảm khi chạm vào và lúc này thường xuất hiện các mụn nước trên da.

Độ 3: các tổn thương đã xuất hiện nhiều hơn vào các lớp mô dưới da, với các biểu hiện da có màu trắng, đen, kém nhạy cảm khi chạm vào và không đau (do các dây thần kinh cảm giác ở dưới da bị tổn thương), ít xuất hiện mụn nước thậm chí có thể gây hoại tử vùng da xung quanh.

Bỏng độ 1 và 2 được coi là mức độ bỏng nhẹ và có thể điều trị cũng như xử trí tại nhà. Bỏng độ 3 được coi là phỏng nặng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bỏng độ 3 do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như bỏng điện, bỏng do hóa chất và bỏng ở tay, chân, mặt,,…

Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng tồn tại trong cuộc sống hàng ngày

Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng tồn tại trong cuộc sống hàng ngày

 Xử trí đúng cách khi bị bỏng tại nhà

Khi bệnh nhân bị bỏng do nguyên nhân có nguồn nhiệt lớn như bỏng bô xe máy,  bỏng  do dầu mỡ,… thì vết bỏng thường sâu hơn, nặng hơn, đặc biệt nếu không được xử trí kịp thời ngay từ đầu khi bị bỏng có thì những vết bỏng này thường bị phồng nước gây đau rát và vô cùng khó  khăn trong sinh hoạt.

Theo Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội thì việc đầu tiên mà bạn cần làm ki bị bỏng là phải sát khuẩn các vết bỏng bằng cách rửa sạch. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch muối natri clorua 0,9% để rửa nhẹ nhàng vết bỏng.. Nước mát sẽ làm giảm đau, giảm phù nề ngay lập tức và chúng còn có tác dụng làm giảm độ sâu của tổn thương đối với tổn thương phỏng nông. Không nên dùng nước lạnh hay nước đá để làm mát vùng da bị bỏng vì rất dễ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng nặng nề hơn. Bệnh nhân tuyệt đối không bôi xà phòng, xoa nước mắm, bôi kem đánh răng, đắp thuốc… vì chúng có thể làm vết bỏng tổn thương và xuất hiện nhiễm trùng.

“Đối với các vết bỏng nhẹ và không quá sâu, bệnh nhân có thể sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước trà đặc để nguội hoặc nước mát đắp lên chỗ phồng khoảng 30 phút, sau đó dùng một băng gạc che vùng bị rộp lại để tránh va chạm gây vỡ vết phỏng để làm vết thương mau lành và hạn chế tổn thương thêm” Minh Thu – sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược chính quy chia sẻ.

Bệnh nhân bị bỏng sâu trên da thường xuất hiện những nốt phỏng, nếu chăm sóc đúng cách chỉ sau 3 đến 4 ngày nốt phòng vỡ da và da sẽ liền, nhưng nếu không điều trị đúng có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Vậy xử lý như thế nào là đúng cách?

Xử trí vết bỏng đúng cách giúp bạn hạn chế tối đa tổn thương

Xử trí vết bỏng đúng cách giúp bạn hạn chế tối đa tổn thương

Chăm sóc những nốt phỏng do bị bỏng gây nên

Vết phồng nước khi bị vỡ thường rất khó chịu cho người bệnh vì vậy cần chăm sóc kĩ lưỡng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn và hoại tử. Có một vài bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày để chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ, đảm bảo cho vết thương mau lành do Điều dưỡng viên hướng dẫn sau đây:

Bệnh nhân cần thường xuyên thay rửa vết phỏng rộp cũng như thay miếng băng gạc đắp vào vết thương. Trước khi thay miếng gạc khác bạn nên rửa nhẹ nhàng  bằng nước muối sinh lý sau đó sử dụng mỡ kháng sinh rồi đắp gạc lên để hạn chế tổn thương lớp da non ở nốt phỏng. Bạn nên sử dụng miếng gạc đến khi vết thương lành. Nếu vết thương có hiện tượng ngứa do lên da non, thì bạn không nên gãi cũng như động vào vết thương nhiều để quá trình hình thành da non diễn ra nhanh chóng hơn.

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu thêm về cách chăm sóc cũng như cách xử trí vết bỏng một cách hiệu quả.

Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Cơ hội hấp dẫn cho các Điều dưỡng viên học tập và làm việc tại CHLB Đức

Cục Quản lý lao động ngoại nước (Bộ LĐTB&XH) mới đây đã thông tin về dự án tuyển chọn, đào tạo, đưa 160 ứng viên Việt Nam sang Đức để học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa (Chăm sóc người già, người bệnh, trẻ em...)