Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục?
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục?

Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục?

Khi điều trị bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng, vậy bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục sức khỏe?

Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục?

Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục?    

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành tại khu vực Hà Nội, số người phải nhập viện tăng lên nhanh chóng. Sốt xuất huyết là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra do muỗi đốt, bệnh lây lan nhanh do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút Dengue sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh nhân sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi điều trị bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bằng các loại thuốc, người bệnh cần có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy người bị mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi. Điều dưỡng viên xin đưa ra một số gợi ý dưới đây.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tích cực bổ sung nước.

Cô Lâm Nhung, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết có đặc điểm là sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Đặc biệt trong sốt xuất huyết nguy hiểm nhất là gặp tình trạng sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây tình trạng cô đặc máu, chính vì thế người bệnh sốt xuất huyết cần tích cực bổ sung nước, điện giải như uống oresol.

Ngoài ra bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả như nước cam, chanh, nước dừa, củ cải đỏ. Đây là những loại nước chứa nhiều khoáng chất và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn và làm giảm bệnh tình đi.

Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh sốt xuất huyết có thể nghiền lá đu đủ, sau đó lọc lấy nước uống cũng có tác dụng khá tốt.

Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục - 2

Bệnh nhân sốt xuất cần tích cực bổ sung nước

Nên ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp.

Theo Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cháo là món ăn có tác dụng tăng cường sức lực và giúp đẩy lùi bệnh tật. Khi người bệnh bị sốt quá cao, cơ thể suy nhược, ăn uống không ngon miệng, bụng bị đầy chướng, mạch yếu… thì nên ăn một số loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ cho cơ thể như cháo thịt bò, lươn, hoàng kỳ, táo đỏ, quả bí đỏ, thịt lợn, khoai lang… Chú ý không nên nấu quá đặc mà nên nấu hơi loãng để người bệnh dễ ăn.

Trường hợp người bệnh chán ăn cháo, bạn có thể đổi qua món súp có tác dụng kích thích cơn đói, cải thiện vị giác. Khi cơ thể được bổ sung nhiều chất sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nên uống trà gừng.

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh toàn thân, lúc này có thể cho người bệnh uống một chút trà gừng giúp làm ấm cơ thể. Đặc biệt khi uống trà gừng, cảm giác buồn nôn sẽ nhanh chóng qua, kích thích vị giác ăn uống của bạn.

Bổ sung chất đạm.

Cần bổ sung chất đạm trong chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết. Những thực phẩm giàu chất đạm có thể kể đến như trứng, sữa hoặc những sản phẩm chế biến từ sữa sẽ giúp người bệnh khỏe hơn. Bệnh nhân sốt xuất huyết không bắt buộc phải kiêng đồ ăn tanh, có thể cho người bệnh ăn các thực phẩm như cá hoặc thịt gà để đẩy lùi virut sốt xuất huyết.

Cần bổ sung chất đạm trong chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết

Cần bổ sung chất đạm trong chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết

Ăn đu đủ.

Đu đủ là loại quả rất tốt cho những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Sử dụng đu đủ bằng cách ăn trực tiếp, hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ lấy nước. Uống nước ép này mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối giúp cơ thể bớt mệt mỏi.

Uống nước dừa bổ sung chất điện giải.

Không thể phủ nhận công dụng hữu ích từ nước dừa với người mắc bệnh sốt xuất huyết. Nước dừa bổ sung, cải thiện chất khoáng bị mất đi trong cơ thể. Uống nước dừa còn giúp bổ sung chất điện giải, giúp hạ sốt hiệu quả.

Bí ngô

Bí ngô giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn bí ngô

Bí ngô là thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết

Tỏi giúp tăng tiểu cầu.

Tỏi có chứa tromboxan A2 làm tăng tiểu cầu. Bạn có thể sử dụng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày.

Rau chân vịt

Đặc biệt rau chân vịt và cải xoăn rất tốt khi tiểu cầu thấp. Cách tốt nhất là ăn tươi những loại rau này.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C.

Vitamin C được tạo thành từ axit ascorbic và citric giúp tăng lượng tiểu cầu. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và liều cao hơn vitamin C sẽ ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Các thực phẩm giàu vitamin như cam, chanh, dâu tây, kiwi…

Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Một Điều dưỡng viên đang công tác tại bệnh viện đồng thời đang học văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội cho biết, hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cũng như thuốc đặc hiệu, chính vì thế chế độ dinh dưỡng hết sức quan trọng vì nếu sức đề kháng kém thì bệnh sẽ càng nặng hơn.

Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn thức ăn dầu mỡ

Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn thức ăn dầu mỡ

Với người bệnh sốt xuất huyết, cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả. Nên ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất…

Trên đây là một số những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và chế độ ăn uống do bác sĩ tư vấn.

Nguồn: Tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913