Thuốc giống như “con dao hai lưỡi” sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng nhưng khi sử dụng sai sẽ khiến thuốc không phát huy tác dụng, thậm chí còn gây hại.
- Điều dưỡng viên tư vấn: Sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng hồi phục?
- Dược sĩ tư vấn sốt xuất huyết nên và không nên uống thuốc gì
- Cách nhận biết và điều trị ngộ độc Paracetamol
Dược sĩ tư vấn Dùng thuốc như thế nào đúng cách
Những loại thuốc thông dụng hay được sử dụng
Theo chia sẻ của Dược sĩ Đặng Nam Anh đang giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dạng thuốc khác nhau như thuốc viên nén, thuốc viên sủi,…mỗi loại thuốc đều có cách sử dụng khác nhau, nắm được điều này khiến bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách và không gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc mang lại.
- Thuốc viên nén: cần sử dụng thuốc nguyên với nước đun sôi để nguội, tuy nhiên đối với những thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày thì bệnh nhân nên nhai trước khi uống.
- “Đối với dạng viên nén sủi bọt, thì nên để thuốc hòa tan hoàn toàn rồi mới sử dụng” bạn Thu Linh Dược sĩ Cao đẳng chia sẻ.
- Dạng thuốc bao tan ở ruột, thường được bào chế dưới dạng bao phim, để thuốc không bị tan khi đến dạ dày, vì vậy không nên nhai trước khi uống mà nên uống thuốc cả viên.
- Đối với một số dạng thuốc đặc biệt thường là thuốc điều trị chứng bệnh tim mạch, hay đau thắt ngực thì có hướng dẫn là ngậm, hoặc đặt dưới lưỡi, cho thuốc tan từ từ.
- Đối với thuốc dạng viên nén những được sử dụng ngoài như (như thuốc đặt âm đạo), cần nhúng ướt viên thuốc để hạn chế làm tổn thương niêm mạc âm đạo.
Mỗi loại thuốc đều có cách sử dụng khác nhau
Để sử dụng thuốc đúng cách bạn cũng cần phải uống đủ số lượng viên thuốc, số lần và thời gian uống thuốc theo quy định của Bác sĩ chuyên khoa hay trên bao bì của sản phẩm.
Uống thuốc như thế nào là đúng cách
Một số bệnh nhân dùng quá ít nước thậm chí là không dùng nước trong quá trình sử dụng thuốc, điều này không được các Dược sĩ hay Điều dưỡng viên khuyến cáo vì chúng có thể bị vướng, mắc ở thực quản gây tổn thương thực quản. Mặt khác khi không sử dụng đủ nước, thuốc không hòa tan hết gây hiện tượng hình thành sỏi. Do vậy, để sử dụng thuốc đúng cách bạn cần lưu ý là uống với khoảng 100-150 ml nước để làm hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không nên sử dụng thuốc với các loại đồ uống như khác như sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu… đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Một số bệnh nhân uống thuốc ở tư thế nằm hoặc vừa uống thuốc xong lại nằm ngay, điều này cũng là một cách sử dụng thuốc không đúng, khi bạn uống thuốc ở tư thế này, thuốc chưa kịp trôi xuống dạ dày, rất dễ bị dính vào vách thực quản, không những gây kích ứng dạy dày thực quản dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương thực quản. Bởi vậy để sử dụng thuốc đúng cách thì bạn nên ngồi dậy hoặc chỉ nên nằm sau khi uống thuốc 10 đến 15 phút.
Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc
Thời điểm sử dụng thuốc đúng cách
Thời điểm uống thuốc cũng rất quan trọng giúp xác định xem bạn đã sử dụng thuốc đúng cách hay chưa, mỗi loại thuốc có thời điểm uống khác nhau, có thuốc uống vào trước bữa ăn, sau ăn (lúc bụng no) hoặc trong khi ăn. Vì vậy để sử dụng thuốc đúng cách bạn nên hỏi ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa hay các Dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
“Đối với trường hợp bệnh nhân uống thuốc theo đơn, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc xem thời điểm uống thuốc đó vào lúc nào. Nếu trong hướng dẫn không có lưu ý gì thì bạn có thể uống thuốc vào bất cứ thời gian nào” An Nhiên đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến cáo bệnh nhân.
Mong rằng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã biết sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng của thuốc.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913