Nghề Y được nhiều người cho rằng là nghề “ Hái ra tiền”, “ngồi mát ăn bát vàng” nhưng mấy ai thấu những đắng cay cơ cực mà chỉ người làm nghề mới hiểu.
- Cần phải quản lý chặt Dược sĩ bán thuốc tân dược
- Anh ấy là lý do khiến tôi học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng
- Nếu có kiếp sau tôi vẫn mong muốn trở thành Dược sĩ
Chọn nghề Y cũng chính là chọn lấy sự gian khó và đắng cay cho mình
Tôi có cô bạn thân đang là sinh viên Y5 của Trường Đại học Y Thái Bình, trong khi tôi đã ra trường được gần 2 năm còn cô bạn tôi vẫn đang “mài mông” trên ghế giảng đường Đại học, vẫn sáng đi học, chiều đi viện, tối đi trực. “Nếu cho tao chọn lại chắc tao không chọn ngành Y mày ạ, đắng cay cơ cực quá” Thanh Hà – cô bạn tôi chia sẻ.
Nếu đem câu hỏi “ Được chọn lại bạn có chọn ngành Y hay không” đi hỏi nhân viên Y tế, đi hỏi sinh viên Y5, Y6 thì có lẽ câu trả lời bạn nhận được nhiều nhất là “Không”. Còn đối với riêng tôi, những người làm ngành Y học ngành Y là những người thực sự can đảm, dám sống với đam mê, dám bỏ đi tuổi xuân của mình, đối với những cô gái ngành Y thì họ còn phải thực sự rất kiên cường.
Đánh đổi tuổi xuân để có được thiên chức cứu người
Chương trình học Y Đa khoa là 6 năm, học Đại học Điều dưỡng là 4 năm,…nếu nhìn thoáng quan thì bạn thấy không dài hơn so với những ngành học khác là bao nhiêu, nhưng thực sự thời gian mà những Điều dưỡng viên, Bác sĩ,…bỏ ra để đi học nhiều gấp 3 bốn lần người khác. Khi bạn chỉ học nửa buổi thì chúng tôi vẫn học, đêm đông các bạn ngủ ngon trong chăn ấm thì chúng tôi vẫn đi trực, rét không để đâu cho thấu.
“Thời gian học dài, chương trình học ngành Y cũng nặng gấp đôi, gấp ba so với những ngành học khác, bạn sẽ thấy sợ hãi với những cuốn giáo trình dài đến cả mấy nghìn trang, nhưng đối với dân ngành Y việc học những cuốn giáo trình như thế là bình thường, là điều hiển nhiên vì sứ mệnh của chúng tôi là những người bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người khác” một sinh viên từng học Trung cấp Y sĩ Đa khoa hiện đang theo học Liên thông lên Bác sĩ Đa khoa tâm sự.
Ngành Y có những nỗi khổ không mấy ai thấu
Đối với Bác sĩ để thực sự có thể làm được việc thì họ phải học cao hơn để nâng cao chuyên môn, học chuyên khoa I, chuyên khoa II,… thì thời gian để bạn thực sự có đủ trình độ để cứu người cũng gần 10 năm có lẻ. Với phái nam thì sự nghiệp được đặt lên hàng đầu, bởi vậy mà với họ thì công việc này hoàn toàn là chấp nhận được. Nhưng đối với những nữ Y bác sĩ, tuổi trẻ của họ đã đổ vào chỉ một công việc: học, học và học. Có thể nói những người làm trong ngành Y là những người phải xác định “Học, học nữa, học mãi”…học suốt đời học đến tàn phai nhan sắc đến. Thử hỏi cuộc đời con người có bao nhiêu tuổi xuân, có bao nhiêu năm tháng tuổi trẻ để mà học 10 năm như thế.
Và cuộc đời vẫn còn lắm bạc bẽo, gian nan,…
Cái bạc bẽo lớn nhất của nghề Y chính là thái độ thờ ơ, lãnh cảm thậm chí là vô ơn của Bệnh nhân đối với những người đã cứu chữa mình. Khi cần họ sẽ vồ vập săn đón và thản nhiên quay lưng lại, thậm chí là nói xấu bôi nhọ danh tiếng của các Y Bác sĩ sau khi xong việc. Thử hỏi có ngành nào trong xã hội bị lên tiếng bị chửi rủa nhiều như ngành Y, chỉ có một vụ việc nhỏ mà cả xã hội lao vào chửi rủa đòi cách chức, đòi thôi việc mà họ không bao giờ nghĩ đến những công sức mà chúng tôi bỏ ra, chúng tôi đã cống hiến.
Nữ sinh trường Y Dược vất vả hơn rất nhiều so với các ngành học khác
Thử hỏi có ngành nào mà áp lực công việc lớn, trách nhiệm nhiều như ngành Y? trách nhiệm cứu người, trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân chết cũng là lỗi tại Bác sĩ, bệnh nhân không ăn được cũng lỗi tại Bác sĩ và Điều dưỡng viên,..Mặc dù cường độ và tính chất công việc đặc thù nhưng nhà nước vẫn áp dụng cách tính lương truyền thống như những ngành kinh tế khác. Một Bác sĩ học 6 năm cộng thêm 2 năm chuyên khoa tổng là 8 năm. Làm việc trong môi trường độc hại, áp lực và yêu cầu cao hơn nhưng vẫn được hưởng mức lương chưa tới 3 triệu đồng/tháng.
Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Ngọc Dũng sinh viên đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự, mức lương công chức không đủ sống, khiến tôi phải bỏ Bệnh viện công ra làm cho Bệnh viện tư nhân giờ học thêm chuyên ngành Dược để mở phòng khám và kinh doanh Dược.
Mặc dù những gì tôi viết về ngành Y có vẻ như tiêu cực nhưng đó là những điều hoàn toàn đúng và chân thật về nghề về nghiệp cứu người nếu như bạn lựa chọn tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận tiềm năng phát triển của nó. Dù ngành Y là một ngành học vất vả và nhiều tai tiếng nhưng những người theo đuổi nó làm nghề bằng cả tấm lòng cả nhiệt huyết và cả cái tâm với nghề. Nhưng chúng ta hãy tin rằng một tương lai tương sáng hơn với ngành Y Dược.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913