Nghề Điều dưỡng được ví như nghề “làm dâu trăm họ” muốn thực hiện tốt công việc của mình Điều dưỡng viên phải biết cảm thông với nỗi đau của người bệnh.
- 5 điều mà Dược sĩ có thể học hỏi Điều dưỡng trong quá trình làm việc
- Quyết tâm chia tay bạn trai để theo đuổi nghề Điều dưỡng
- Nhọc nhằn Điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện tâm thần
Điều dưỡng viên phải biết cảm thông với nỗi đau của người bệnh
Điều dưỡng viên phải biết cảm thông với nỗi đau của người bệnh
Ông cha ta có câu “Lương Y như từ mẫu” ý muốn nói người thầy thuốc phải yêu thương người bệnh như chính người thân của mình, đặc biệt là đối với Điều dưỡng viên, nữ Hộ sinh,…những người trực tiếp chăm sóc người bệnh, chăm sóc bệnh nhân từ khi họ vào viện đến khi họ xuất viện. Nhưng trong những câu chuyện ngành Y ở đâu đó vẫn còn một số Điều dưỡng viên, Hộ lý làm việc với thái độ vô cùng lạnh lùng, hờ hững trước sự thắc mắc, đau đớn của bệnh nhân. Trong một số bệnh viện, sẽ có những phản ánh tiêu cực về tác phong cũng như thái độ phục vụ không tốt của một số Điều dưỡng, nhưng rất may mắn là những con số này không nhiều.
Vẫn còn đó rất nhiều những sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, hộ lý tận tâm với nghề, đối đãi với bệnh nhân cởi mở, tận tình. Họ chính là những người giúp đỡ bệnh nhân một cách tận tình và chân thành, luôn mang đến cho người bệnh những dịch vụ Y tế tốt nhất.
Điều dưỡng viên cần phải học tập suốt đời
Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Dung hiện đang học lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội, người đã có hơn 5 năm kinh nghiệm làm trong nghề Điều dưỡng tâm sự: “Nghề Điều dưỡng với lắm vui, buồn, tốt, xấu…với tôi công việc liên quan đến ngành Y Dược là công việc phải học tập suốt đời. Do đó, tôi luôn có ý thức học tập cũng như trau dồi kỹ năng hành nghề của mình trong quá trình làm việc. Nghề y là một nghề cần đào tạo lâu dài, rất đặc biệt và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Chỉ một điều mà tôi mong đó là muốn nghề Y có tâm đức thì xã hội cũng cần đối xử và tôn trọng đúng mực với người thầy thuốc như chúng tôi”.
Nghề Điều dưỡng cần học tập suốt đời
Điều dưỡng Lâm Thị Nhung hiện đang giảng dạy Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Một Điều dưỡng viên muốn thực hiện tốt được công việc của mình thì cần cảm thông với người bệnh thì mới có thể hoàn thành được công việc của mình một cách tốt nhất.
Học ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Mối quan hệ giữa bệnh nhân và Điều dưỡng viên hay Bác sĩ,.. không đơn thuần chỉ là mối quan hệ bình thường hay trên bình diện tài chính. Giữa những Điều dưỡng viên và người bệnh có mối quan hệ gần gũi, cần được chia sẻ, thông cảm giữa con người với con người. Chính vì vậy, Điều dưỡng muốn thành công với nghề cũng cần thay đổi ngay trong nhận thức cũng như cách hành xử của mình.
Ai cũng biết công việc của một Điều dưỡng viên vất vả, nhưng hỡi những cô sinh viên đang học ngành Điều dưỡng nói chung hay Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng nói riêng hãy cố gắng không để những vất vả, khó khăn của mình khiến cho tính tình cáu gắt, khó chịu để rồi dẫn đến việc có thái độ không tốt với bệnh nhân.
Làm nghề Điều dưỡng viên, Hộ lý ngoài việc có lương tâm nghề nghiệp cũng cần có tình yêu nghề, yêu người và phải biết lắng nghe, nhẫn nại và thấu hiểu bệnh nhân. Chỉ có thế, các Điều dưỡng viên mới có thể yêu thương và chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân của mình.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913