5 "không" giúp sinh viên mới ra trường thoát khỏi tình trạng thất nghiệp
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / 5 “không” giúp sinh viên mới ra trường thoát khỏi tình trạng thất nghiệp

5 “không” giúp sinh viên mới ra trường thoát khỏi tình trạng thất nghiệp

Hơn 225.000 cử nhân Đại học thất nghiệp là con số đáng báo động và là nỗi ám ảnh của sinh viên mới ra trường, vậy làm gì để tân cử nhân thoát khỏi tình trạng này nhanh nhất?

5 "không" giúp sinh viên mới ra trường thoát khỏi tình trạng thất nghiệp

5 “không” giúp sinh viên mới ra trường thoát khỏi tình trạng thất nghiệp

Theo nhận định của các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rất nhiều tân cử nhân cho rằng kết quả học tập tốt, bảng điểm đẹp với tấm bằng hạng cao… thì mình đã trở thành người “biết tuốt”, nhưng những cử nhân này quên mất rằng, bạn có Lý thuyết vững chắc nhưng không được vận hành vào thực tế thì Lý thuyết của bạn cũng không có ý nghĩa gì nhiều.

Chính điều này khiến rất nhiều cử nhân Đại học tuy có bằng tốt nghiệp loại ưu nhưng vẫn không tìm được một công việc phù hợp.

Không nên coi nhẹ kỳ thực tập cuối khóa và không nên quá lo lắng

  • Không nên coi nhẹ kỳ thực tập cuối khóa

Sinh viên năm cuối sẽ phải trải qua kỳ thực tập cuối khóa, nhưng rất nhiều snh viên năm cuối coi nhẹ kỳ thực tập này, họ thực tập và chỉ làm cho có hình thức. Chính điều này khiến sinh viên năm cuối bỏ qua cơ hội học tập và áp dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, bởi vậy nếu muốn ra trường có việc làm thfi các bạn sinh viên năm cuối không nên coi nhẹ kỳ thực tập cuối khóa để bắt nhịp với công việc thực tế.

“Sinh viên năm cuối có thể tự chủ động liên hệ với công ty, bộ phận nhân sự mà mình cảm thấy phù hợp để tham gia thực tập tại đó và bạn cũng cần phải định hình sẵn công việc cũng như những điều mình định học ở côn ty đó. Tất cả những điều này đều sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình xin việc sau này” một sinh viên năm cuối học Cao đẳng Dược chia sẻ.

Không nên coi nhẹ kỳ thực tập cuối khóa và không nên quá lo lắng

Không nên coi nhẹ kỳ thực tập cuối khóa và không nên quá lo lắng

  • Không nên lo lắng thái quá

Đứng trước tình trạng số lượng cử nhân Đại học ra trường thất nghiệp rất nhiều khiến không ít bạn sinh viên năm cuối lo lắng, nhưng không phải bạn cứ lo lắng là giải quyết được vấn đề, điều quan trọng nhất chính là việc bạn hành động như thế nào. Thay vì suốt ngày nghĩ ngợi, hoang mang, hãy tự nâng cao kiến thức của bản t thân, trau dồi các kĩ năng mềm… Thậm chí bạn có thể học thêm một Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược để có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân và người nhà và có cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường. Những điều này giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình tìm việc sau này. Vậy nên, đừng phí thời gian vào việc suy nghĩ cho công việc tương lai, điều cần lúc này là bạn hãy học tập, rèn luyện hết sức mình ngày hôm nay.

Sinh viên không nên ảo tưởng sức mạnh và không nên sợ thất bại

  • Không ảo tưởng sức mạnh

Rất nhiều bạn sinh viên năm cuối nghĩ rằng, một kết quả học tập xuất sắc, bảng điểm đẹp với tấm bằng hạng cao… sẽ giúp bạn tìm được một công việc như ý. Điều này nhiều khi dẫn đến thái độ tự tin “quá đà” mà quên mất rằng Lý thuyết mãi chỉ là Lý thuyết nếu bạn không vận dụng nó vào thực tiễn và trong quá trình làm việc ngoài kiến thức bạn cũng cần phải linh hoạt, phát triển kĩ năng mềm nữa, chính vì vậy nên tích cực trau dồi kỹ năng cho bản thân mới giúp bạn dễ dàng tìm được công như ý.

  • Không sợ thất bại

Bước khỏi giảng đường Đại học bắt đầu một hành trình mới để xin việc không hề đơn giản như bạn nghĩ, công việc đúng chuyên ngành cạnh tranh cao hoặc mức lương không phù hợp. Thu nhập ổn định một chút thì lại trái ngành trái nghề và bạn không thể tránh khỏi những thất bại đầu tiên, nguyên nhân của việc này có thể bắt nguồn từ bạn, từ sếp, từ môi trường xung quanh… Nhưng cũng đừng quá buồn và thất vọng nếu điều đó xảy ra, cái gì cũng có hai mặt, quan trọng là sau mỗi lần thất bại bạn có thể rút ra kinh nghiệm gì cho mình.

Sinh viên không nên ảo tưởng sức mạnh và không nên sợ thất bại

Sinh viên không nên ảo tưởng sức mạnh và không nên sợ thất bại

  • Không lười biếng

Cuối cùng nếu các tân cử nhân muốn thành công hay muốn có một công việc ổn định lâu dài thì bạn phải tránh xa căn bệnh “lười biếng”. Trong quá quá trình học tập các bạn sinh viên mới ra trường nên chủ động học hỏi và  nâng cao kĩ năng cho bản thân để thích nghi với môi trường công việc mới. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ điều gì, bản thân bạn không chiến thắng được sự lười biếng, ỷ lại của chính mình thì bạn sẽ thua cuộc ở mọi “mặt trận” chứ không riêng gì vấn đề tìm kiếm việc làm. Hãy luôn nhớ “Trên con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”nhé các bạn sinh viên mới ra trường.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn sinh viên năm cuối hay những bạn tân sinh viên sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập và tìm việc của mình để sớm tìm được một công việc như ý.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913