Xã hội ngày càng có cái nhìn khắt khe hơn với ngành Y tế, Bác sĩ, Điều dưỡng viên,…mà không bao giờ chịu thấu hiểu những khó khăn của họ trong quá trình hành nghề.
- Ước mơ dang dở đã đưa tôi trở thành một Điều dưỡng viên chuyên nghiệp
- Điều dưỡng viên phải biết cảm thông với nỗi đau của người bệnh
- 5 điều mà Dược sĩ có thể học hỏi Điều dưỡng trong quá trình làm việc
Đã đến lúc cần quan tâm hơn đến cán bộ ngành Y
Theo nhận định của Bác sĩ, Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, không thể phủ nhận tồn tại của ngành Y, nhưng thực tế nguồn nhân lực ngành Y Dược thiếu hụt trầm trọng, môi trường làm việc áp lực lớn, cộng với mức lương chưa tương xứng với công sức và trí tuệ mà các cán bộ Y tế phải bỏ ra. Đây có lẽ là lý do khiến một số lương y phải “vượt rào”. Chính vì vậy, ít nhất trong thời gian ngắn hạn tới, cần có những chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt cho các cán bộ y tế.
Nhân viên Y tế được trả bao nhiêu cho một ca cấp cứu
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội cho biết, một đêm trực của một Bác sĩ tại bệnh viện tuyến Trung ương với rất nhiều căng thẳng và mỏi mệt, với rất nhiều căng thẳng và mỏi mệt nhưng cái giá họ nhận được chỉ là 75.000đ. Đây là mức giá đối với các Bác sĩ tuyến Trung ương, còn đối với Bác sĩ tuyến địa phương, các bác sĩ ở trạm xá, con số khiêm tốn hơn rất nhiều. Với mức giá như vậy, thử hỏi cán bộ Y tế liệu có đủ đảm bảo được cuộc sống của mình?
Thời gian theo học ngành Y Dược luôn cao hơn, chương trình học luôn nặng nề hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác, thử hỏi mức lương ấy, so với công sức so với trí tuệ mà các cán bộ Y tế phải bỏ ra liệu đã xứng đáng – Một giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ. Bây giờ, hãy lướt qua tin tức hàng ngày một chút, bạn sẽ thấy không thiếu chuyện bi hài kịch về ngành y: bác sĩ gác chân, bác sĩ nói xấu bộ trưởng, bác sĩ bị hành hung, y tá thế này, điều dưỡng thế khác… Rất ít hoặc có thể là chưa nhiều bằng là các bài viết khen ngợi hay động viên.
Công việc của họ thầm lặng và vất vả
Vất vả là thế, khó khăn là thế nhưng xã hội hiện nay vẫn còn cái nhìn không mấy thiện cảm đối với các cán bộ Y tế, trên các trang mạng xã hội bạn sẽ thấy ngập tràn các hài kịch về ngành y: bác sĩ gác chân, bác sĩ nói xấu bộ trưởng, bác sĩ bị hành hung, y tá thế này, Điều dưỡng viên thế khác…mà thấy rất ít những bài báo chia sẻ động viên cán bộ Y tế trong quá trình hành nghề.
Xã hội cần có cái nhìn cởi mở hơn đối với ngành Y tế
Để có thể cứu sống được một bệnh nhân là công việc không bao giờ có thể dễ dàng, khâu một vết thương chắc chắn sẽ chẳng hề đơn giản như việc bạn khâu một chú thú nhồi bông, việc bạn lái một xe cấp cứu vượt bao nhiêu các xe khác để cứu người sẽ chẳng hề đơn giản như việc bạn thảnh thơi sau giờ tan làm. Ngành Y dược là ngành không có ngày nghỉ lễ, tết, thậm chí vào những ngày đó cường độ làm việc của Điều dưỡng viên, Bác sĩ lại càng tăng lên. Nhưng mấy ai hiểu, mấy ai thấu được những góc khuất này?
Xã hội luôn khắt khe với nhân viên Y tế, thậm chí các sinh viên theo học Cao đẳng Điều dưỡng, sinh viên Y khoa năm 2, năm 3 cũng đã phải tự rèn luyện cho mình tinh thần thép ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng Điều dưỡng viên, Bác sĩ hay bất cứ một nhân viên Y tế nào họ cũng có gia đình, con cái và hàng tá nghĩa vụ xã hội khác phải thực hiện.
Xã hội cần có cái nhìn cởi mở hơn đối với ngành Y tế
Vậy mà, trong lúc vật lộn giữa những bệnh tật và cơm áo gạo tiền hàng ngày, các cán bộ y tế còn chịu thêm búa rìu dư luận. Bỏ ra nhiều năm đèn sách để đỗ vào trường y, thêm 6 năm miệt mài ở giảng đường, may mắn xin được việc vẫn phải học không ngừng nghỉ, với ngần ấy nỗ lực trong cuộc đời, việc mong muốn nhà đẹp, xe đẹp, con cái học hành ở môi trường tốt liệu có gì là sai trái?
Ấy là chưa kể áp lực công việc và thu nhập chưa thể tương xứng ngay trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại còn nhiều khó khăn. Có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần bớt khắt khe hơn để quan tâm đến lý do cho những vấn nạn “phong bì”, “lót tay” của ngành y tế. Một cái nhìn nhẹ nhàng hơn, bớt khắt khe hơn của xã hội chính là liều thuốc bổ giúp cán bộ Y tế thêm yêu nghề và cố gắng hết mình cho sự nghiệp khám chữa bệnh cứu người.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913