Hình ảnh các Bác sĩ, Điều dưỡng viên… khoác trên mình chiếc áo Blouse trắng đã quá quen thuộc ngày nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
- 12 điều Y Đức mà sinh viên ngành Y Dược cần phải nhớ
- Những nguyên tắc kinh điển mà sinh viên Y Dược cần phải nhớ trong quá trình hành nghề
- Dược sĩ chia sẻ kinh nghiệm đi thực tập tại các Nhà thuốc
Lịch sử ra đời và ý nghĩa của chiếc áo blouse trắng trong ngành Y
Chiếc áo blouse trắng gắn liền với câu ví “lương y như từ mẫu”, màu trắng là màu của sự tinh khôi, trong trắng mà nhân viên y tế vẫn mặc hàng ngày. Hình ảnh chiếc áo blouse trắng đã tạo ra ấn tượng sâu đậm đối với bất kỳ một người dân nào, chỉ cần nhắc đến là chúng ta đều biết đang nói về ai.
Nguồn gốc ra đời của chiếc áo blouse trắng như thế nào?
Những chiếc áo choàng trắng dài đến gối gắn liền với hình ảnh của bác sĩ (hay còn gọi là blouse trắng) bắt nguồn từ trang phục của những nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm và chính thức được sử dụng vào đầu thế kỷ XX. Ít ai biết, trước đó Y học được xem như là lĩnh vực phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và mặc quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ.
Các nhà khoa học khi đó còn chứng minh nhiều loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mà các bác sĩ áp dụng không đem lại hiệu quả, điều này khiến lòng tin của người dân vào những người thầy thuốc ngày càng giảm.
Để giành lại lòng tin của người bệnh, các bác sĩ lựa chọn áo choáng trắng làm đồng phục như ngầm chứng tỏ họ giống như nhà khoa học và khiến bệnh nhân yên tâm hơn.
Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trang phục blouse trắng còn giúp đảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân. Áo trắng dễ dàng lấm bẩn và dễ nhìn thấy, một bác sĩ khám cho bệnh nhân phải sạch sẽ, và người được chữa bệnh yên tâm khi thấy một y bác sĩ với màu áo sạch sẽ, cũng là cách đánh giá đạo đức vệ sinh.
Áo blouse trắng là đồng phục quen thuộc của người làm ngành Y Dược
Tại sao áo blouse trắng được chọn làm đồng phục ngành Y?
GV Trần Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cho biết, thời kỳ đầu, áo choàng màu đen được dùng thay cho trắng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học giúp dễ nhìn thấy bụi bẩn. Giai đoạn này, phương pháp chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Vì vậy, các bác sĩ chọn màu đen để bày tỏ sự tôn trọng đối với người chết.
Với những thành tựu của khoa học và kỹ thuật, cùng sự phát triển của y học hiện đại, tỉ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe của người dân ngày càng được cải thiện. Khi đó, màu đen khiến mọi người liên tưởng đến sự buồn bã. Vì vậy, năm 1915, các bác sĩ đều chuyển sang mặc áo blouse màu trắng và quần dài.
Dược sĩ Trần Dương, GV văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc sử dụng trang phục này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của chính những người làm trong nghề. Nhóm đồng tình cho rằng áo blouse trắng giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe đối lập lại khẳng định đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y.
Dù có nhiều tranh cãi, tuy nhiên chiếc áo blouse trắng vẫn giữ vị trí đẹp trong mắt bệnh nhân.
Tại nhiều quốc gia ngày nay, lễ mặc áo choàng trắng (White coat ceremony) vẫn được nhiều sinh viên ngành y, bác sĩ coi trọng. Điều đó có ý nghĩa đánh dấu bước khởi đầu của họ với nghề.
Sưu tầm.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913