Việc tự ý sử dụng thuốc để điều trị sốt xuất huyết có thể gây hậu quả khôn lường, vậy bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì?
- Học Cao đẳng Điều dưỡng có khó không? Ngành Điều dưỡng học những gì?
- Có nên học song song ngành Dược và Điều dưỡng không?
- Sinh viên Y Dược nên học TOEIC hay IELTS để có việc ngay sau khi ra trường
Dược sĩ tư vấn sốt xuất huyết nên và không nên uống thuốc gì?
Các chuyên gia y tế đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh nhân khi mắc sốt xuất huyết sẽ có dấu hiệu sốt cao; nhức đầu; đau cơ, khớp… những biểu hiện này khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh cảm cúm, viêm họng, sốt phát ban nên người bệnh thường tự ý mua thuốc về uống. Việc dùng thuốc không đúng có thể dẫn tới tử vong.
Vậy khi mắc sốt xuất huyết nên uống thuốc gì/sốt xuất huyết không nên uống thuốc gì, hãy cùng Dược sĩ của chúng tôi giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống thuốc gì?
Hiện nay chứng bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu dùng thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh. Dưới đây là những loại thuốc mà bệnh nhân sốt xuất huyết nên sử dụng:
- Thuốc giản đau, hạ sốt.
Dược sĩ Đặng Nam Anh đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, một trong những loại thuốc mà bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nên sử dụng chính là thuốc hạ sốt, giảm đau. Loại thuốc giảm đau, hạ sốt nên được sử dụng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chính là paracetamol đơn chất.
Trong mỗi sản phẩm đều ghi rất rõ cách dùng, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Cách từ 4-6 giờ mới sử dụng liều thuốc tiếp theo, liều lượng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bệnh nhân không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên sử dụng Paracetamol để hạ sốt
Lê Na đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng thứ 7, chủ nhật cho biết, trong sốt xuất huyết thường sốt cao khó hạ, nhất là những ngày đầu, bệnh nhân thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn dẫn đến quá liều paracetamol.
Paracetamol là một loại thuốc tương đối lành tính nhưng cũng có thể gây ngộ độc cho gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Khi chức năng gan suy giảm, thì tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết càng trầm trọng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân không được sử dụng rượu, vì rượu sẽ làm tăng khả năng gây độc cho paracetamol.
- Bù dịch đầy đủ cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết
Bạn Thu Nga đang theo học Liên thông Cao đẳng Dược cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết có sốt cao thường mất nước nhiều, chính vì vậy việc bổ sung nước cho người bệnh là điều vô cùng cần thiết. Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối. Đối với việc pha oresol cần đảm bảo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất để tránh gây hại cho bệnh nhân.
Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên uống thuốc gì?
- Thuốc kháng sinh
Kháng sinh là một trong những thuốc mà bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng vì sốt xuất huyết là do virut gây nên mà thuốc kháng sinh thì không thể kháng lại được virut. Bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng (Việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần có sự khám và chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa, tránh các kháng sinh gây giảm tiểu cầu, gây hại gan, thận).
Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng thuốc kháng sinh
- Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không được sử dụng aspirin
Một sinh viên đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết thuốc Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, nhưng chúng có tác dụng là ức chế sự tập kết tiểu cầu. Chính tác dụng ức chế sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên bệnh nhân mắc chứng ưa chảy máu như sốt xuất huyết. Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết tăng lên, tình trạng rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bệnh nhân sốt xuất huyết đã biết được sốt xuất huyết nên uống thuốc gì và sốt xuất huyết không nên uống thuốc gì để có thể bảo vệ sức khỏe của mình và của những người thân yêu một cách tốt nhất.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913