Để thực hiện tốt bài thi môn Hóa hữu cơ thí sinh cần nắm được những công thức giải nhanh quan trọng giúp thí sinh tiết kiệm thời gian cũng như công sức làm bài.
- Tăng số lượng nhân viên Y tế tăng lên 40% mới đáp ứng được nhu cầu thực tế
- Khi nào kỳ thi THPT quốc gia sẽ được thực hiện thi trên máy tính?
- Cố vào Đại học bằng mọi giá nhiều sinh viên bị đình chỉ học ngay từ năm nhất
Để hóa học vô cơ không còn là nỗi ám ảnh
Tính chính xác cũng như tốc độ làm bài chính là yếu tố quyết định đến điểm số mà bạn đạt được trong bài thi môn Hóa học trong Kỳ thi THPT Quốc gia, để làm tốt những câu hỏi trong phần hóa học vô cơ, thí sinh cần nắm được những công thức giải nhanh “thần tốc” dưới đây:
Các công thức giải nhanh bài toán Hóa học vô cơ
Đối với bài tập tính số mol
- Bài tập tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lựơng CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
Số mol kết tủa= Số mol OH- – Số mol CO2
(Đk: Số mol ktủa< Số mol CO2)
- Bài tập tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dd chứa hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
Số mol CO3- = Số mol OH- – Số mol CO2
So sánh với Số mol Ba2+ hoặc Số mol Ca2+ để xem chất nào phản ứng hết
(Đk: Số mol CO3-< Số mol CO2)
- Tính VCO2 cần hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thu được lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) Số mol CO2 = Số mol ktủa
+) Số mol CO2 = Số mol OH- – Số mol kết tủa
- Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Al3+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) Số mol OH- = 3 Số mol ktủa
+) Số mol OH- = 4 Số mol Al3+ – Số mol ktủa
- Tính Vdd HCl cần cho vào dd Na[Al(OH)]4 (hoặc NaAlO2) để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) Số mol H+ = Số mol ktủa
+) Số mol H+ = 4 Số mol Na[Al(OH)]4- – 3 Số mol ktủa
- Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Zn2+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) Số mol OH- = 2 Số mol kết tủa
+) Số mol OH- = 4 Số mol Zn2+ –2 Số mol kết tủa
Các công thức tính nhanh hóa học vô cơ
Bài tập tính khối lượng muối: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu – giảng viên chuyên Hóa, giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược hướng dẫn bài tập tính khối lượng muối như sau:
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:
Khối lượng muối sunfat = Khối lượng h2 + 96 số mol H2
- Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl giải phóng H2:
Khối lượng muối clorua = Khối lượng h2 +71 số mol H2
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng:
Khối lượng muối sunfat = Khối lượng h2 + 80 số mol H2SO4
- Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng dd HCl:
Khối lượng muối clorua = Khối lượng h2 +27,5 số mol HCl
- Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl vừa đủ:
Khối lượng muối clorua = Khối lượng h2 +35,5 số mol HCl
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc,nóng giải phóng khí SO2 :
Khối lượng Muối= Khối lượng kl +96 số mol SO2
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc,nóng giải phóng khí SO2 , S, H2S:
Khối lượng Muối= Khối lượng kl + 96(số mol SO2 + 3 số mol S+4 số mol H2S)
- Tính số mol HNO3 cần dùng để hòa tan hỗn hợp các kim loại:
Số mol HNO3 = 4 Số mol NO + 2 Số mol NO2 + 10 Số mol N2O +12 Số mol N2 +10 Số mol NH4NO3
Lưu ý: Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
Giá trị Số mol HNO3 không phụ thuộc vào số kim loại trong hỗn hợp.
Chú ý khi tác dụng với Fe3+ vì Fe khử Fe3+ về Fe2+ nên số mol HNO3 đã dùng để hoà tan hỗn hợp kim loại nhỏ hơn so với tính theo công thức trên. Vì thế phải nói rõ HNO3 dư bao nhiêu %. Đây cũng là phản ứng hóa học thường xuất hiện trong chương trình Hóa học Đại cương mà các thí sinh học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cần phải ghi nhớ.
- Tính số mol H2 SO4 đặc,nóng cần dùng để hoà tan 1 hỗn hợp kim loại dựa theo SO2 duy nhất:
Số mol H2SO4 = 2 Số mol SO2
- Tính khối lượng muối nitrat kim loại thu được khi cho hỗn hợpcác kim loại tác dụng HNO3( không có sự tạo thành NH4NO3):
Khối lượng muối = Khối lượng kl + 62( 3 Số mol NO + Số mol NO2 + 8 Số mol N2O +10 Số mol N2)
Chú ý: Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
Nếu có sự tạo thành NH4NO3 thì cộng thêm vào mNH4NO3 có trong dd sau phản ứng. Khi đó nên giải theo cách cho nhận electron.
Chú ý khi tác dụng với Fe3+, HNO3 phải dư.
- Tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 dư giải phóng khí NO:
Khối lượng Muối= (Khối lượng h2 + 24 Số mol NO)
- Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe,FeO, Fe2O3,Fe3O4 bằng HNO3 đặc,nóng,dư giải phóng khí NO2:
Khối lượng Muối= (Khối lượng h2 + 8 Số mol NO2)
Đối với dạng toán này, HNO3 phải dư để muối thu được là Fe(III).Không được nói HNO3 đủ vì Fe dư sẽ khử Fe3+ về Fe2+ : Nếu giải phóng hỗn hợp NO và NO2 thì công thức là:
Khối lượng Muối= (Khối lượng h2 + 8. Số mol NO2 +24. Số mol NO).
Thí sinh nên ghi nhớ những công thức này để đạt điểm cao môn Hóa
- Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe,FeO, Fe2O3,Fe3O4 bằng H2SO4 đặc,nóng,dư giải phóng khí SO2:
Khối lượng Muối= (Khối lượng h2 + 16 Số mol SO2)
- Tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hoá lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết rắn X trong HNO3 loãng dư được NO:
Khối lượng Fe= (Khối lượng h2 + 24nNO)
- Tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hoá lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết rắn X trong HNO3 loãng dư được NO2:
Khối lượng Fe= (Khối lượng h2 + 8nNO2)
- Tính VNO( hoặc NO2) thu được khi cho hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng nhiệt nhôm(hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) tác dụng với HNO3:
nNO = [3.nAl + (3x -2y)nFexOy
nNO2 = 3nAl + (3x -2y)nFexOy
- Xác định kim loại M có hiđroxit lưỡng tính dựa vào phản ứng dd Mn+ với dd kiềm.
Dù M là kim loại nào trong các kim loại có hiđroxit lưỡng tính (Zn,Cr,Sn,Pb, Be) thì số mol OH- dùng để Mn+ kết tủa toàn bộ sau đó tan vừa hết cũng được tính là :
nOH- = 4nMn+ = 4nM
- Xác định kim loại M có hiđroxit lưỡng tính dựa vào phản ứng dd Mn+ với dd MO2n-4 (hay [M(OH)4] n-4) với dd axit:
Dù M là kim loại nào trong các kim loại có hiđroxit lưỡng tính (Zn,Cr,Sn,Pb, Be) thì số mol H+ dùng để kết tủa M(OH)n xuất hiện tối đa sau đó tan vừa hết cũng được tính là :
nH+ = 4nMO2n-4 = 4n[M(OH)4] n-4
- Tính m gam Fe3O4 khi dẫn khí CO qua,nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng HNO3 loãng dư được khí NO là duy nhất: Khối lượng = (Khối lượng x + 24nNO)
Khối lượng Fe2O3 khi dẫn khí CO qua,nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng HNO3 loãng dư được khí NO là duy nhất: Khối lượng = ( mx + 24nNO)
- Tính m gam Fe3O4 khi dẫn khí CO qua,nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng H2SO4 đặc, nóng, dư được khí SO2 là duy nhất: Khối lượng = (Khối lượng x + 16nSO2)
Lưu ý: Khối lượng Fe2O3 khi dẫn khí CO qua,nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng H2SO4 đặc, nóng, dư được khí SO2 là duy nhất: Khối lượng = (Khối lượng x + 16nSO2)
Hy vọng qua những công thức mà chuyên trang tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp bạn sẽ đạt điểm cao trong phần hóa học vô cơ trong kỳ thi THPT sắp tới.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913