Nắm được những nguyên tắc dùng thuốc trên Lâm sàng sẽ giúp Điều dưỡng viên biết cách thực hiện được thuốc và theo dõi bệnh nhân hiệu quả sau khi sử dụng.
- Học Cao đẳng Điều dưỡng có khó không? Ngành Điều dưỡng học những gì?
- “Điều dưỡng viên gia đình” thực hiện những công việc gì?
- Học Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur có được đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp?
Một số nguyên tắc dùng thuốc trên Lâm sàng cho Điều dưỡng viên
Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang công tác và giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, mỗi loại thuốc đều có tác dụng khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Nếu Điều dưỡng viên sử dụng thuốc không đúng và không theo dõi tốt bệnh nhân sau khi dùng thuốc sẽ rất dễ gây những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Một số nguyên tắc dùng thuốc trên Lâm sàng cho Điều dưỡng viên
Dưới đây Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng giảng viên Cao đẳng Dược tại Hà Nội sẽ hướng dẫn các Điều dưỡng viên cách sử dụng một số thuốc đặc biệt và có nhiều tác dụng phụ cho người bệnh:
Khi cho bệnh nhân uống Digoxin nếu thấy mạch chậm <60l/p phải dừng lại. Digoxin là thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh suy tim, rung nhĩ và cuồng động nhĩ nhất là khi có tần số thất quá nhanh, nhịp nhanh trên thất kịch phát. Tuy nhiên, một tác dụng phụ thường thấy của Digoxin chính là làm giảm nhịp tim, khi bệnh nhân bị giảm nhịp tim quá mức có thể gây trụy mạch và tử vong vì vậy trong quá trình sử dụng Digoxin cho bệnh nhân, sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng hay Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cần theo dõi sát mạch của người bệnh và nếu thấy mạch chậm <60l/p phải dừng lại.
Luôn theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc
Seduxen và Morphin là hai loại thuốc có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp đặc biệt ở những bênh nhân có tiền sử mắc các bệnh như Viêm Phổi, bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính,..nên trong quá trình sử dụng thuốc cho những bệnh nhân này, Điều dưỡng viên cần chuẩn bị sẵn bóng ambu + mask để cấp cứu kịp trong trường hợp bệnh nhân ngừng thở – Bạn Lâm Hà sinh viên lớp Trung cấp Dược chia sẻ.
Việc sử dụng Magiesulfat cho bệnh nhân Điều dưỡng viên cũng cần hết sức chú ý, theo Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung hiện đang giảng dạy Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho biết, Magiesulfat có một tác dụng phụ chính là gây hạ calci máu, khiến bệnh nhân co giật, khó thở và tím tái,…vì vậy Điều dưỡng viên luôn phải chuẩn bị sẵn một ống calci gluconat để đề phòng trường hợp này.
Các thuốc chứa Kali có thể khiến tim bệnh nhân đập nhanh khiến bệnh nhân khó thở và mệt mỏi thậm chí chúng có thể gây ngừng tim, vì vậy loại thuốc này cần được pha loãng và cho chảy chậm nếu sử dụng qua đường tĩnh mạch theo đúng y lệnh của Bác sĩ và luôn theo dõi sát nhịp tim của người bệnh.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao khi có chỉ định nhỏ Adalat dưới lưỡi – một trong những thuốc cơ bản để cấp cứu bệnh nhân tăng huyết áp quá mức, Điều dưỡng viên cần sử dụng kim tiêm thuốc để chọc thủng viên thuốc rồi nhỏ cho bệnh nhân. Không dùng kim 18 hoặc kim truyền dịch để chọc thủng thuốc vì lượng thuốc vào rất lớn sẽ nguy cơ hạ huyết áp bệnh nhân.
Muối Calci có thể gây hoại tử tổ chức vì vậy Điều dưỡng viên cần tiêm đúng muối Calci vào đường tĩnh mạch. Đối với những bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc có các biểu hiện nổi mẩn, khó thở,…Điều dưỡng viên cần phải ngừng ngay việc tiêm thuốc và báo cáo Bác sĩ cũng như xử trí bệnh nhân theo đúng phác đồ chống sốc của Bộ Y tế.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2018
Một số nguyên tắc khi tiến hành pha thuốc cho người bệnh
Nguyên tắc chính khi pha thuốc dạng chai hay dạng thuốc bột cho người bệnh chính là phải tuân thủ theo y lệnh của Bác sĩ. Nếu sử dụng pha thuốc tốt nhất nên sử dụng nước cất hoặc dung dịch đi kèm để pha thuốc. Ngoài ra, Điều dưỡng viên cũng cần chú ý một vài điểm sau:
Không pha ceftriaxone vào dung dịch Ringerlactat hay các sản phẩm có chứa calci nó sẽ kết tủa theo thời gian và gây sốc phản vệ cho bệnh nhân. Dung dịch pha an toàn nhất cho kháng sinh là nước cất. Đặc biệt, Điều dưỡng viên không được tự ý pha Dimedrol với các loại Kháng sinh khác trong một chai dịch truyền.
Khi tiêm nhiều loại kháng sinh khác nhau cho bệnh nhân qua cùng một dây truyền dịch hoặc kim luồn, Điều dưỡng viên cần tráng đoạn dây cũng như kim luồn bằng nước muối sinh lý trước khi bơm thuốc và trước khi bơm một loại kháng sinh tiếp theo để phòng tránh trường hợp thuốc gây kết tủa sẽ dẫn tới tắc mạch mà không thể kiểm soát.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp các Điều dưỡng viên đã có thêm thông tin để thực hiện được công việc của mình một cách tốt nhất.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913