Những cô gái ngành Y khi quyết định làm mẹ đơn thân sẽ phải cố gắng và nỗ lực hơn rất nhiều, vừa đảm bảo được công việc thường ngày, vừa phải chăm sóc sao cho thật chu đáo.
- Những điều nữ Dược sĩ cần làm trước khi bước qua tuổi 30
- Hành trình làm mẹ đơn thân của nữ Dược sĩ Cao đẳng tuổi 25
- Những khó khăn không mấy ai biết của “Nghề Điều dưỡng”
Gái ngành Y làm mẹ đơn thân: Hạnh phúc hay đắng cay? (ảnh minh họa)
Với những người phụ nữ độc lập và cá tính như những Dược sĩ Cao đẳng hay Dược sĩ Đại học, họ có thể đạp lên dư luận mà sống, sống vì mình sống vì con, nhưng bản chất của người phụ nữ vẫn là yếu mềm, cô gái ngành Y có kiên cường bao nhiêu thì cũng không thể tránh được những phút yếu lòng như thế. Cô nàng ngành Y có thể bị gọi là “ích kỉ” nếu chỉ quan tâm đến cuộc sống tự do của mình hoặc có thể bị gọi là “ngu ngốc” khi bị động rơi vào hoàn cảnh “single mom”.
Muôn vàn lý do khiến gái ngành Y lựa chọn trở thành “single mom”
Có muôn vàn lý do khiến những cô nàng Dược sĩ, Điều dưỡng viên,…giỏi giang, thành đạt vẫn lựa chọn trở thành một “Single mom”, những nguyên nhân chính có lẽ đến từ cái nghiệp mà các cô gái này lựa chọn. Hy sinh quá nhiều vì bệnh nhân, sống vì bệnh nhân, thời gian của họ không có quá nhiều để dành cho gia đình cho chồng con, nên người chồng của họ luôn cảm thấy thiếu vắng hình bóng của người “Giữ lửa” trong gia đình, để rồi họ nhẫn tâm đến với một người phụ nữ khác, phần bội người vợ của mình.
Cô gái nào không đau khổ, không uất hận khi phát hiện chồng mình phản bội, cũng có rất nhiều cô gái ngành Y lựa chọn tha thứ nhưng rất nhiều người thì không, đối với họ bát nước hất đi rồi thì không thể nào lấy lại được, thế là ly hôn và trở thành “Single mom” như thế.
Muôn vàn lý do khiến gái ngành Y lựa chọn trở thành “single mom”
(ảnh minh họa)
Tuy nhiên cũng có rất nhiều cô nàng học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng,…yêu thích tự do, tự chủ được tài chính nên quyết định làm mẹ đơn thân mà không cần một người chồng trên danh nghĩa. Và những “single mom” này phải hoàn thành được hai trách nhiệm: vừa nhu mì như một người mẹ lại vừa cứng rắn mạnh mẽ như một người cha. Gia đình “single mom” vẫn phát triển song song với những gia đình đầy đủ các thành viên khác, thậm chí nó đang trở thành một xu hướng ở các nước phát triển.
Trở thành “Single mom”- hạnh phúc hay đắng cay
Câu hỏi này có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người dành cho những “Single mom”, hạnh phúc khi từng ngày được nhìn thấy thiên thần của mình lớn lên, hạnh phúc khi mình được sống cuộc sống của chính mình, không đau khổ, không oán trách, Nhưng hành trình làm mẹ đơn thân của những cô gái ngành Y cũng lắm gian nan vất vả, tuy vấn đề tài chính không ảnh hưởng quá nhiều bởi các cô gái ngành Y không những có thể kiếm ra tiền mà còn kiếm ra rất nhiều tiền đủ để lo cho cuộc sống của hai mẹ con, nhưng điều khó khăn nhất với họ có lẽ là dư luận, sự bàn tán của xã hội. Quan điểm truyền thống luôn lấy một gia đình đầy đủ ra để làm chuẩn mực, thế nên sự khuyết thiếu ấy luôn bị đánh giá ở mức thấp hơn, kèm theo đó là những ánh mắt, những lời dị nghị.
Trở thành “Single mom”- hạnh phúc hay đắng cay (ảnh minh họa)
Đối với những cô gái ngành Y độc lập và cá tính, họ có thể đạp lên dư luận mà sống, nhưng bản chất của những cô gái là luôn yếu mềm, họ có thể bị gọi là “ích kỉ” vì chỉ quan tâm đến cuộc sống của mình hoặc bị coi là “ngu ngốc” khi bị động rơi vào hoàn cảnh “single mom”. Gia đình thiếu vắng đàn ông có nghĩa là những nữ Hộ sinh Cao đẳng,….trở thành trụ cột trong nhà, cũng có lúc phải tự cầm búa đóng cái đinh, hay đơn giản hơn là phải tự mình dắt xe ngày hai buổi ra vào ngôi nhà…
Đắng cay không ai thấu chính là những lời “ong bướm” của những kẻ đàn ông không ra gì, những kẻ vừa là trụ cột của gia đình nhưng lại muốn làm “cái cột” của mấy “mái nhà” khác nữa. “Mẹ ơi ba con đâu?” đây có lẽ là câu hỏi mà bất cứ “single mom” nào cũng phải chuẩn bị tinh thần để trả lời, để làm sao có câu trả lời cho con trẻ ít tổn thương nhất. “Single mom” có thể là tình trạng cả đời, cũng có thể là sự tạm thời, khi những cô gái ngành Y ấy tìm thấy cho mình bến đỗ nhưng trái tim yêu một khi bị tổn thương thật khó hàn gắn lắm thay!
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913