Hội nghị hiệu trưởng các trường Y Dược mới đây đã diễn ra thảo luận xoay quanh vấn đề chính sách cộng điểm ưu tiên như thế nào cho hợp lý và đảm bảo công bằng.
- Dự kiến những điểm mới trong quy chế tuyển sinh Y Dược năm 2018
- Làm Trình Dược Viên OTC, ETC sau khi học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược
- Học Cao đẳng Xét nghiệm Y học mấy năm, ra làm công việc gì?
Có nên cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào các trường Y Dược?
Tại Hội nghị nhiều ý kiến đã được đưa ra, đa số Hiệu trưởng các trường Y Dược cho rằng nên duy trì chính sách cộng điểm ưu tiên, tuy nhiên cần xem xét lại mức cộng điểm ưu tiên khu vực.
Có nên cộng điểm ưu tiên khu vực?
Theo chia sẻ của Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TPHCM – ông Trần Diệp Tuấn, trong nhiều năm qua tỉ lệ thí sinh thi đỗ vào trường có hộ khẩu tại TPHCM chỉ chiếm khoảng 10%, số còn lại đều là thí sinh khác tỉnh với điểm ưu tiên khu vực.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, trong đợt tuyển sinh Đại học năm 2017, Trường Đại học Y Hà Nội tuyển sinh ngành Y Đa khoa được 500 thí sinh, trong số đó có 27 thí sinh được tuyển thẳng, 21 thí sinh trúng tuyển mà không được cộng điểm ưu tiên, số còn lại trúng tuyển đều có điểm ưu tiên. Thậm chí có những thí sinh được cộng điểm ưu tiên lên đến 5 điểm (bao gồm điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên đối tượng và điểm khuyến khích).
Lãnh đạo của một trường Y Dược cho rằng, chính sách cộng điểm ưu tiên là cần thiết vì như vậy mới có những Bác sĩ, Điều dưỡng viên làm việc tại các khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo bởi hiện nay lượng bác sĩ tập trung tại các thành phố lớn thì nhiều trong khi các tỉnh còn thiếu thốn trầm trọng bác sĩ có trình độ cao, thậm chí nhiều bệnh viện còn không tuyển được bác sĩ, Điều dưỡng.
Hội nghị Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược diễn ra ngày 27/8
Cộng điểm ưu tiên như thế nào cho hợp lý?
Tại hội nghị lãnh đạo một số trường đưa ra ý kiến cần xem xét lại chính sách cộng điểm ưu tiên sao cho hợp lý và đảm bảo công bằng cho các thí sinh.
Hiệu trưởng Đại học Y Dược Thái Bình, PGS.TS Hoàng Năng Trọng cho biết, chính sách cộng điểm ưu tiên là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đối tượng ưu tiên cũng khó thay đổi và cũng không nhiều, tuy nhiên cộng điểm ưu tiên theo khu vực cần được xem xét. Cụ thể, Ông Hoàng Năng Trọng đề xuất, nếu thí sinh miền núi sử dụng điểm cộng ưu tiên khi xét tuyển Đại học thì phải cam kết quay về công tác tại vùng đó, còn nếu thí sinh không sử dụng thì thôi.
Cũng đồng ý với ý kiến trên, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cũng đề xuất thí sinh nếu sử dụng điểm cộng ưu tiên thì phải về nơi đó để công tác, bởi đa số thí sinh sau khi tốt nghiệp thường công tác tại thủ đô, chính vì thế cần có cơ chế phân bổ chính xác.
Ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM cũng nêu quan điểm, chỉ nên cộng một loại điểm ưu tiên cao nhất khi xét tuyển để giảm bớt mức điểm cộng ưu tiên chứ không nên cộng dồn vì mức điểm ưu tiên tối đa 3,5 điểm như hiện nay là quá cao.
Trái lại, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y cho rằng nếu yêu cầu người được cộng điểm ưu tiên quay về sẽ là vi phạm nhân quyền. Đây là hỗ trợ không phải ân huệ. Tuy nhiên, để công bằng hơn cho các thí sinh, GS Đỗ Quyết đề xuất chỉ cộng tối đa 2 điểm thay vì 3.5 điểm như hiện nay.
Về vấn đề cộng điểm ưu tiên bao nhiêu là hợp lý, có ý kiến cho rằng nên cho thí sinh được cộng điểm ưu tiên cao nhất, hoặc sẽ phải giảm điểm cộng ưu tiên khu vực từ 0,5 xuống 0,3.
Đào tạo Y Dược gắn liền với thực hành Bệnh viện
Đề xuất điểm sàn riêng cho nhóm ngành Y Dược.
Nhận định về kỳ tuyển sinh vừa qua đối với các trường y dược, hầu hết các ý kiến tại hội nghị đều cho rằng, “có những cái được song cũng có những cái cũng chưa được”.
Theo BS Ngô Thị Minh Huệ, giảng viên lớp văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược buổi tối – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, quy chế tuyển sinh năm 2017 cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng dẫn đến nhiều thí sinh ảo, việc định hướng nghề nghiệp ở các trường THPT trở nên không còn ý nghĩa.
Tại hội nghị, TS Vũ Văn Thành, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định nêu đề xuất về phương án tuyển sinh chung cho nhóm các trường đào tạo y dược. Sau khi phân tích những thuận lợi và khó khăn của kỳ tuyển sinh năm 2017, ông cho rằng cần có phương án tuyển sinh chung cho các trường Y Dược. Ông Thành đề xuất ngoài phần mềm xét tuyển chung, nhóm cần có 1 trường giữ vai trò chủ đạo, đồng thời các trường trong nhóm hạn chế sử dụng phương thức xét tuyển khác như học bạ để các trường có thể kiểm soát được thí sinh ảo.
Trong khi đó, Lãnh đạo của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đề xuất cần phải có mức điểm sàn riêng cho các trường đào tạo khối ngành Y Dược nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực ngành Y.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913