Em đã tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, em muốn sang CHLB Đức làm việc nhưng không biết công việc của các Điều dưỡng viên bên đó có vất vả không và phải làm những công việc gì?
- Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần tăng cường số lượng Điều dưỡng
- Cập nhật điều kiện và thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng mới nhất
- Hồ sơ xin việc ngành Điều dưỡng cần những giấy tờ gì?
Công việc hàng ngày của Điều dưỡng viên làm việc tại CHLB Đức
Theo những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thông thường, các chương trình học Điều dưỡng tại Đức sẽ kéo dài từ 3 – 4 năm. Các học viên sẽ vừa học lý thuyết vừa thực hành, trực tiếp chăm sóc người cao tuổi ngay tại viện dưỡng lão. Đây là công việc đòi hỏi các bạn rất nhiều các kỹ năng như: tính trách nhiệm, bình tĩnh, tự giác, kiềm chế, có khả năng sắp xếp công việc và đặc biệt phải đồng cảm, hòa nhã trong công việc.
Công việc hàng ngày của Điều dưỡng viên làm việc tại CHLB Đức
Thời gian làm việc của điều dưỡng viên là khoảng 8 tiếng/ ngày và chia theo từng ca làm việc khác nhau: ca sáng, ca chiều và ca đêm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể 1 ca làm việc buổi sáng của điều dưỡng viên.
Thông thường ca sáng sẽ bắt đầu từ 6h30 và kết thúc vào 15h. Vào lúc giao ca, những đồng nghiệp ca đêm sẽ thông báo, liệu có những sự cố đặc biệt xảy ra đêm qua hay không? Điều này rất quan trọng để định hình cho quy trình trong ngày về nhu cầu cá nhân của người cần chăm sóc.
Sau đó, vào lúc 7h, các Điều dưỡng viên sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu cho người cao tuổi. Đây là công việc đặc biệt quan trọng, nhất là với những người mắc bệnh tiểu đường và phải được thực hiện trước khi ăn sáng.
Khi mọi việc vệ sinh cá nhân đã được hoàn thành, bữa ăn sáng sẽ bắt đầu vào lúc 7h30. Bữa ăn là một cơ hội tốt để nâng cao mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và những người già. Trong bữa ăn, các cụ sẽ tự lựa chọn món ăn theo sở thích của mình. Đây cũng là lúc điều dưỡng viên thể hiện sự ân cần, chăm sóc quan tâm đến các cụ.
Công việc của một Điều dưỡng viên tại Đức rất chi tiết và cụ thể
Sau khi ăn xong và nghỉ ngơi, 8h15 sẽ là thời điểm các cụ đi tắm. Phương pháp tắm bồn được lựa chọn bởi phương pháp này không chỉ để chăm sóc cơ thể mà còn để thư giãn. Không cần dùng quá nhiều sức lực, Điều dưỡng viên có thể sử dụng thiết bị nâng để đưa những người lớn tuổi không thể tự đi lại vào trong bồn tắm. Tất cả chỉ là sử dụng đúng thiết bị công nghệ. Vì thế những điều dưỡng viên nhỏ bé hoàn toàn có thể yên tâm khi nâng và di chuyển những người nặng.
Tiếp đó, 10h30 là thời điểm thích hợp để các cụ vận động, phòng chống té ngã. Lúc này Điều dưỡng viên sẽ là những người trực tiếp giúp đỡ các cụ để các cụ có thể tự đứng lên vận động. Mỗi sự vận động sẽ giúp các cụ giữ được sự linh hoạt. Còn những biện pháp phòng chống té ngã sẽ giúp giảm bớt những rủi ro tai nạn khi di chuyển. Vì giai đoạn khôi phục vết thương của những người lớn tuổi bao giờ cũng kéo dài lâu hơn. Sự luyện tập giữ thăng bằng thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người cao tuổi.
11h30 các điều dưỡng viên sẽ kiểm tra lại thuốc men dành cho các cụ. Mỗi bệnh nhân sẽ được nhận thuốc vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Thời gian, liều lượng và những loại thuốc theo đơn của bác sĩ đều được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ điều dưỡng.
13h00 khi các cụ đã ăn xong và nghỉ trưa, các điều dưỡng viên sẽ có buổi họp thảo luận với nhau những vấn đề như: Có cụ nào cần chăm sóc đặc biệt thêm hay không? Tiền sử bệnh của người đó như thế nào? Hay những lý do nào làm lượng đường trong máu cao hơn bình thường?
Trong công việc điều dưỡng có nhiều nhóm làm việc khác nhau. Những nhóm đó có thể là các chuyên gia điều dưỡng, bác sĩ hay những đồng nghiệp từ nhóm vật lý trị liệu, người giúp đỡ chăm sóc… Những trao đổi, thảo luận thường xuyên như họp nhóm có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc Điều dưỡng viên – Bạn Nguyễn An sinh viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội chia sẻ.
Học Cao đẳng Điều dưỡng để có cơ hội sang CHLB Đức làm việc
13h45: Chăm sóc vết thương cho các cụ. Quá trình phục hồi vết thương đều được ghi chép trong hồ sơ. Tất cả những sự thay đổi sẽ được ghi chép lại. Những chuyên gia điều dưỡng sẽ giải thích cho những bệnh nhân về quá trình và hỏi thăm về tình trạng sức khoẻ. Khi băng bó vết thương, các điều dưỡng viên cần phải chú ý đến sự lưu thông của máu, và không được xuất hiện nếp gấp vì điều này sẽ làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
Độ tuổi trung bình của các cụ là 85 tuổi và ở độ tuổi này không phải ai cũng giữ được sự minh mẫn nữa. Vì thế 14h sẽ là lúc các Điều dưỡng viên giúp đỡ người già gợi nhắc ký ức thông qua các trò chơi. Đây là một phần quan trọng trong việc Điều dưỡng, vì điều này sẽ giúp điều dưỡng viên hiểu hơn về sở thích và cách cư xử của những người lớn tuổi cũng như biết được nhiều hơn về cuộc sống của họ. Việc này cũng giúp những bệnh nhân lãng trí được gợi nhớ lại ký ức của chính mình.
Công việc của Điều dưỡng viên làm ca sáng sẽ kết thúc lúc 15h00. Trước đó các Điều dưỡng viên phải kiểm tra lại những nhiệm vụ cần được hoàn thành và báo cáo cho những đồng nghiệp trong ca trực tiếp theo về tình hình trong ngày. Có những sự cố đặc biệt gì diễn ra hay không? Sau đó họ thay đồng phục của mình và kết thúc ngày làm việc.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913