Em muốn hỏi Điều dưỡng viên hạng II, III, IV là gì, chức năng công việc của mỗi bậc có khác nhau hay không? Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- Con gái nên học ngành gì để dễ xin việc trong tương lai?
- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh Nhà thuốc nếu bán thuốc không theo toa
- Những câu chuyện cảm động trong ngành Y Dược
Phân loại và tiêu chuẩn Điều dưỡng viên hạng II, III, IV
Với câu hỏi này của bạn, Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin được trả lời như sau:
Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo thông tư liên tịch của Bộ Y tế – Bộ nội vụ, nghề Điều dưỡng được phân thành các loại hạng như sau: Điều dưỡng hạng II, Điều dưỡng hàng III, Điều dưỡng hạng IV. Mỗi loại hạng đều có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Điều dưỡng viên hạng 2 (II) (Mã số: V.08.05.11)
Nhiệm vụ điều dưỡng viên hạng 2
- Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: khám, nhận định, lập kế hoạch, đánh giá chăm sóc người bệnh, theo dõi bệnh nhân hàng ngày, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện những kỹ thuật cơ bản, chuyên sâu, phối hợp với bác sĩ điều trị, ghi chép, xây dựng, triển khao quy trình chăn sóc người bệnh,…
- Sơ cứu, cấp cứu: chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu, thực hiện kỹ thuật sơ cứu, kiểm tra, đánh giá cấp cứu dịch bệnh, thảm họa,…
- Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: lập kế hoạch, tham gia xây dựng, đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc, tư vấn sức khỏe cộng đồng: Truyền thông giáo dục vệ sinh, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng,…
- Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: thực hiện quyền của người bệnh và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh
- Phối hợp hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với các bác sĩ điều trị, hỗ trợ giám sát, quản lý hồ sơ, bệnh án,
- Đào tạo, nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp: Đào tạo hướng dẫn cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng, thực hiện nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng
- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo Thông tư của Bộ GD&ĐT
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Hiểu biết về quan điểm, Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
- Hiểu biết, sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.
- Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa.
- Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.
- Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.
- Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm.
Học ngành Điều dưỡng để có cơ hội việc làm hấp dẫn
Điều dưỡng viên hạng 3 (III) (Mã số: V.08.05.12)
Nhiệm vụ của những Điều dưỡng viên hạng 3 về cơ bản là tương tự với hạng II và có một số điểm khác biệt về Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ – Bạn Hồng Minh sinh viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho biết.
Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp.
Điều dưỡng viên hạng 4 (IV) (Mã số: V.08.05.13)
Tương tự, Điều dưỡng viên hạng 4 cũng có một số điểm khác biệt như sau:
Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế
Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913