42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 2)
Home / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / 42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 2)

42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 2)

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiếp tục cung cấp 42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 2) để giúp các Điều dưỡng viên tăng khả năng trúng tuyển.

42 kiến thức Lâm sàng cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức

42 kiến thức Lâm sàng cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức 

42 kiến thức Lâm sàng cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 2)

Tình huống 15: Điều dưỡng viên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho biết, nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp chính là do mật độ xương giảm nên ăn thức ăn giàu canxi, ăn rau củ quả, hải sản và trứng.

Tình huống 16: Điều dưỡng viên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh loãng xương?

Bệnh nhân mắc bệnh loãng xương cần điều chỉnh chế độ ăn giàu canxi, điều trị nội khoa và đo loãng xương 6 tháng / 1 lần.

Tình huống 17: Hướng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, đau căng cơ, đau vai gáy?

Bệnh nhân nên thay đổi tư thế lao động, tập bài thể dục giảm đau, chụp X-quang xác định, khám chuyên khoa Nội hay Ngoại xương khớp điều trị.

Tình huống 18: Điều dưỡng viên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm dạ dày?

Bệnh nhân cần ăn đúng bữa, hạn chế thức ăn chua cay, nhiều gia vị, hạn chế rượu bia, khám nội soi điều trị.

Điều dưỡng viên cần có kiến thức chuyên môn để tư vấn cho bệnh nhân

Điều dưỡng viên cần có kiến thức chuyên môn để tư vấn cho bệnh nhân

Tình huống 19: Điều dưỡng viên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ?

Bệnh nhân cần ăn nhiều chất xơ, uống nước thường xuyên, tăng vận động, tránh ngồi hoặc đứng lâu. Nếu đi ra máu nhiều, khám điều trị Nội hoặc Ngoại tiêu hóa.

Tình huống 20: Đối với bệnh nhân có Hemangioma Gan: Nếu phát hiện lần đầu, cần chụp CT scan gan mật có cản quang. Nếu kích thước lần sau không tăng hơn, cần theo dõi trên siêu âm bụng mỗi 6 tháng. Nếu kích thước tăng, khám chuyên khoa Gan mật để theo dõi, điều trị.

Tình huống 21: Điều dưỡng viên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gan nhiễm mỡ?

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần giảm chất béo, tinh bột, đường trong bữa ăn, tăng cường vận động.

Tình huống 22: Đối với bệnh nhân có sỏi túi mật hoặc có polyp túi mật, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Nếu có đau bụng hạ sườn phải, khám chuyên khoa Ngoại tiêu hóa – Gan mật.

Tình huống 23: Sỏi thận, vôi, nang thận: Uống nhiều nước >2,5 lít nước/ngày. SA kiểm tra thận mỗi 3 tháng. Có thể điều trị Nội khoa Sỏi tiết niệu. Nếu kích thước sỏi lớn 6-10mm: điều trị nội khoa. Nếu kích thước lớn >10mm hoặc thận có ứ nước, khám chuyên khoa Thận niệu xem xét tán sỏi hoặc can thiệp khác.

Tình huống 24: Đối với những bệnh nhân mắc chứng viêm đường tiết niệu: Điều dưỡng khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, Xét nghiệm nước tiểu sau một tháng tốt nhất sau kỳ sinh đối với nữ giới. Nếu tiểu buốt, giắt, có dấu hiệu nhiễm trùng, thì bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định – Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang dạy Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ.

Tình huống 25: Bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt, vôi hóa: Bệnh nhân cần được làm xét nghiệm PSA, Free PSA. Khám Nội hoặc Ngoại niệu.

Thí sinh cần được học Thực hành - Lý thuyết song song

Thí sinh cần được học Thực hành – Lý thuyết song song

Tình huống 26: Bệnh nhân có nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa: Khám và theo dõi điều trị phụ khoa 6 tháng/lần để kiểm soát tốt khối u và phát hiện sớm dấu hiệu ung thư hóa.

Tình huống 27: Bệnh nhân mắc bệnh tăng mỡ máu: sinh viên học Văn bằng 2 Cao  nên khuyên bệnh nhân nên hạn chế ăn chất béo, nội tạng động vật, da gà vịt. Khuyên bệnh nhân tập thể dục thường xuyên. Kiểm tra lại sau 3 tháng. Nếu chỉ số mỡ máu tăng lên quá 2 lần thì bệnh nhân cần được sử dụng thuốc để điều trị.

Tình huống 28: Điều dưỡng viên xử trí như thế nào khi bệnh nhân Tăng acid uric:

Điều dưỡng viên hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước, giảm ăn chất đạm, hải sản, hạn chế rượu bia, xét nghiệm sau 6 tháng để phòng ngừa bệnh Gout.

Tình huống 29: Đối với bệnh nhân tăng men gan nên hạn chế rượu bia và các chất gây hại cho gan, kiểm tra các xét nghiệm VGSV B, C.

Tình huống 30: Đối với bệnh nhân thiếu máu nhược sắc: Bệnh nhân nên ăn thức ăn giàu sắt và axit folic như thịt bò, rau xanh. Uống thêm thuốc bổ máu nếu cần. Xét nghiệm lại máu sau 2 – 3 tháng.

Tình huống 31: Hồng cầu nhỏ: Hồng cầu nhỏ có thể do thiếu máu hoặc các bệnh lý máu khác. Nên khám chuyên khoa Huyết học để chẩn đoán bệnh chuẩn và điều trị.

Tình huống 32: Đối với bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu: Bệnh nhân cần được Xét nghiệm lại công thức máu sau khi hoàn thành xong đợt điều trị.

Tình huống 33: Tăng eosinophil: Tăng eosinophil có thể do bệnh nhân bị dị ứng hoặc bị nhiễm ký sinh trùng, vì vậy bệnh nhân cần được kiểm tra và làm thêm một số Xét nghiệm để xác định chính xác vấn đề của bệnh nhân.

Tình huống 34: Bệnh nhân có xuất hiện tăng nhẹ bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính: Điều này có thể do nhiễm trùng nhẹ như viêm họng nên xét nghiệm lại sau 1 đến 2 tuần.

Tình huống 35: “Bệnh nhân có Anti HCV (+): Cần làm thêm HCV ARN để xác định tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi C. Không được cho máu, không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh” Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tình huống 36: Xét nghiệm HBsAg (+), men gan bình thường: Điều chứng tỏ bạn đã nhiễm virus viêm gan B, cần tránh rượu bia, không hiến máu, kiểm tra men gan mỗi 3 – 6 tháng.

Tình huống 37: Xét nghiệm Anti HBs >100-200: Bạn dã có kháng thể ngừa viêm gan siêu vi B, cần kiểm tra nồng độ kháng thể mỗi năm để xác định mình có phải tiêm ngừa viêm gan B hay không?

Tình huống 38: Xét nghiệm Anti HBs <100: Hiệu giá kháng thể thấp, bạn nên tiêm phòng lại viêm gan B.

Tình huống 39: HBsAg âm tính: Xét nghiệm thêm Anti HBs, Anti HBc, nếu cũng âm tính nên chích ngừa viêm gan B.

Tình huống 40: Anti HBs âm tính: Xét nghiệm thêm HBsAg, Anti Hbc, nếu cũng âm tính, nên chích ngừa VGB.

Tình huống 41: Hình ảnh vôi, xơ phổi – hen phế quản – COPD: Tổn thương phổi cũ, nếu có ho, khạc đàm, sốt: khám chuyên khoa Nội hoặc Hô hấp điều trị.

Tình huống 42: H.P (+) máu: Cơ thể đã có kháng thể vi khuẩn H.P, đã từng bị nhiễm. Nếu có đau bụng cần khám chuyên khoa Tiêu hóa.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nguồn: vieclamdieuduong.com

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913