42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 1)
Home / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / 42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 1)

42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên khi thi tuyển công chức ( Phần 1)

Ngoài việc bạn biết cách trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn cũng cần có kiến thức Lâm sàng thật vững để hoàn thành tốt bài thi của mình.

42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên

42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên

Điều dưỡng Lâm Thị Nhung hiện đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi thi tuyển Điều dưỡng viên tại các cơ sở Y tế, Điều dưỡng viên thường phải trải qua hai phần Một là phỏng vấn sơ loại, Hai là vòng phỏng vấn chuyên ngành bao gồm cả kiến thức về bệnh cũng như kỹ năng tay nghề.

Để có thể thực hiện tốt được bài phỏng vấn này, Điều dưỡng viên cần có kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng tay nghề thực sự. Để tăng khả năng trúng tuyển, bạn nên nắm chắc 42 kiến thức cơ bản sau đây.

42 kiến thức Lâm sàng thường gặp cho Điều dưỡng viên

Tình huống 1: Điều dưỡng viên xử trí như thế nào khi bệnh nhân bị viêm họng?

  • Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng và súc họng nước muối loãng 0,9% hoặc Listerin thường xuyên.

Tình huống 2: Điều dưỡng viên xử trí như thế nào khi bệnh nhân bị Viêm Amidan mãn tính?

  • Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng và súc họng bằng nước muối loãng thường xuyên, nếu không đỡ đề nghị điều trị chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Tình huống 3: Điều dưỡng viên xử trí như thế nào khi bệnh nhân bị Viêm mũi dị ứng?

  • Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh mũi sạch sẽ và nhỏ mũi bằng nước muối 0,9%. Khuyên bệnh nhân đeo khẩu trang khi ra đường, tránh nhiễm lạnh, khói bụi. Nếu không giảm đề nghị điều trị chuyên khoa Tai – Mũi – Họng – Điều dưỡng Minh Hồng hiện đang học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết.

Tình huống 4: Điều dưỡng viên xử trí như thế nào khi bệnh nhân bị Vẹo vách ngăn mũi, viêm amygdal?

  • Hướng dẫn bệnh nhân nên đến các cơ sở Y tế chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được khám và điều trị kịp thời.

Cách xử trí bệnh nhân bị cao huyết áp

Cách xử trí bệnh nhân bị cao huyết áp

Tình huống 5: Điều dưỡng viên xử trí như thế nào khi bệnh nhân bị cao huyết áp?

  • Điều dưỡng viên đo Huyết áp thường xuyên, khuyên bớt ăn muối, giảm chất kích thích. Trường hợp Huyết áp > 140/90, điều trị theo chuyên khoa Tim mạch – Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết.

Tình huống 6: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân bị thừa cân (BMI > 25 – 30).

  • Điều dưỡng viên hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn, giảm chất béo, bột, đường, đạm, hải sản. Kiêng ăn nội tạng động vật, da động vật, hạn chế rượu bia. Tăng ăn rau và vận động thể lực. Lời khuyên nên xét nghiệm mỡ máu sau 2 tháng, nếu tăng cao hơn phải khám Nội khoa điều trị.

Tình huống 7: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân bị thiếu cân (BMI < 18)?

  • Điều dưỡng viên hướng dẫn bệnh nhân tăng cường dinh dưỡng cho chế độ ăn đầy đủ chất đạm, đường, béo, rau củ quả. Nên lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ăn thêm bữa phụ hoặc uống sữa mỗi ngày.

Tình huống 8. Điều dưỡng viên cho chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân béo phì (BMI >30)?

  • Cho lời khuyên trong chế độ ăn của người bệnh như điều chỉnh chế độ ăn, giảm chất béo, chất bột, đường, tăng ăn rau, tăng vận động thể lực.

Tình huống 9. Bạn nên làm gì khi bệnh nhân bị huyết áp thấp (<90/60)?

  • Điều dưỡng viên khuyên bệnh nhân nên ăn mặn, uống nhiều nước, ăn uống sinh hoạt phải đúng giờ. Nếu có biểu hiện chóng mặt, tay chân lạnh nên đến khám Nội khoa hoặc Tim mạch.

Tình huống 10. Đối với bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim cần khuyên bệnh nhân đến các cơ sở chuyên khoa tim mạch để được khám và điều trị.

Học ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Học ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tình huống 11. Bệnh nhân bị cận thị như thế nào thì cần mang kính?

  • Bệnh nhân bị Cận thị: Thị lực >16/20 thì chưa cần mang kính, <16/20 nên đo kính mắt cho phù hợp. Hạn chế tăng độ cận và kiểm tra lại khúc xa sau 6 tháng – Sinh viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho biết.

Tình huống 12. Điều dưỡng viên hướng dẫn bệnh nhân những gì khi bệnh nhân bị mất răng, sâu răng, vôi răng, viêm nướu, nha chu?

  • Điều trị răng, lấy vôi răng mỗi 6 tháng/1 lần. Khuyên bệnh nhân nên phục hình răng tăng sức nhai.

Tình huống 13. Hướng điều trị khi bệnh nhân có kích thước tuyến giáp to bất thường?

  • Kích thước nhân giáp to >8-10mm đề nghị chọc hút tế bào nhân tuyến giáp (FNA).

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã có thêm kiến thức để trả lời tốt vòng phỏng vấn của mình.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913