Xét nghiệm sinh hóa máu là gì, các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu gồm những chỉ số nào và ý nghĩa của chúng ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Học phí liên thông Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội năm 2019 như thế nào?
- Ngành Xét nghiệm có mức lương cao không?
- Ý nghĩa của biểu tượng ngành Dược “Cái chén của Hygeia”
Tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Trong khám chữa bệnh, xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những loại xét nghiệm y tế phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán bệnh và theo dõi hiệu quả của việc điều trị. Vậy cụ thể xét nghiệm sinh hóa máu là gì, ý nghĩa của từng chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Th.s Trần Thị Yến, giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm để đo nồng độ của một số chất trong máu, thông qua các chỉ số này giúp bác sĩ đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu gồm có: chỉ số Ure máu; Creatinin huyết thanh; AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT; ALP; Bilirubin; Albumin; Chỉ số xét nghiệm đường huyết; Chỉ số xét nghiệm mỡ máu: Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Triglycerid; Xét nghiệm ion đồ: Na+, K+, Cl-, Ca+; Xét nghiệm Acid Uric.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu thường gặp.
-
Chỉ số Ure máu
Theo kiến thức y học, Xét nghiệm ure máu là loại xét nghiệm được thực hiện để đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh lý về thận. Giá trị bình thường nằm trong khoảng: 2,5 – 7,5 mmol/l.
Trong trường hợp mắc các bệnh lý như viêm ống thận, suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy… thì chỉ số ure máu tăng; Trường hợp chỉ số ure máu giảm là do truyền dịch nhiều, chế độ ăn ít protein, chức năng gan suy giảm dẫn đến giảm tổng hợp ure.
-
Chỉ số Creatinin huyết thanh
Creatinin huyết thanh là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và chúng được lọc hoàn toàn qua thận. Chỉ số creatinin huyết thanh trong xét nghiệm sinh hóa máu được các bác sĩ dùng để đánh giá chức năng thận.
Giá trị bình thường của chỉ số xét nghiệm này ở nam giới là từ 62 – 120 mmol/l và ở nữ giới là trong khoảng 53 – 100 mmol/l.
Chỉ số Creatinin huyết thanh tăng trong các trường hợp: suy thận, gout, cường giáp,..; chỉ số này sẽ giảm trong các trường hợp như teo cơ, liệt, phụ nữ có thai, sử dụng thuốc chống động kinh,…
-
Các chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT
Các chỉ số AST, ALT, GGT được các bác sĩ căn cứ vào đó để đánh giá các bệnh về gan như tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu vi trùng, viêm gan do uống rượu…), viêm gan cấp, mạn.
Giá trị bình thường của các chỉ số này nằm trong khoảng < 35 U/L.
-
Chỉ số ALP
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ALP hay còn gọi là phosphatase kiềm, chất này có mặt chủ yếu ở gan và xương. Chỉ số ALP tăng trong trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến gan mật và các bệnh lý về xương như còi xương, rối loạn chuyển hóa xương, nhuyễn xương, ung thư tiền liệt tuyến, tắc ống mật,…
Chỉ số ALP bình thường nằm trong khoảng <120 U/L.
Chỉ số ALP bình thường nằm trong khoảng <120 U/L.
-
Chỉ số Albumin
Chỉ số Albumin được bác sĩ dùng trong việc đánh giá chức năng gan. Albumin là protein được tổng hợp ở gan và Albumin chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh. Albumin có chức năng là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, ion kim loại, bilirubin, acid béo tự do, hormon, thuốc… đồng thời cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô. Giá trị Albumin bình thường nằm trong khoảng 35 – 50 g/L.
-
Chỉ số Bilirubin
Chỉ số bilirubin được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp bệnh nhân bị vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.
Trong xét nghiệm có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin trực tiếp; Bilirubin gián tiếp; Bilirubin toàn phần. Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường nằm trong khoảng <21 umol/L.
-
Chỉ số xét nghiệm đường huyết
Chỉ số xét nghiệm đường huyết gồm xét nghiệm HbA1-C và xét nghiệm Glucose máu. Bác sĩ sẽ sử dụng 2 loại xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh nhân bị đái tháo đường; hạ đường huyết.
Chỉ số nồng độ glucose máu bình thường nằm trong khoảng 3,9- 6,4 mmol/, nồng độ HbA1-C vào khoảng 4 – 5,6%.
Trên đây là ý nghĩa của một số loại xét nghiệm sinh hóa máu các sinh viên Cao đẳng Xét nghiệm Y học cần biết.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện nay đào tạo ngành xét nghiệm với các hệ: Cao đẳng KT Xét nghiệm Y học chính quy, liên thông Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Thí sinh có nguyện vọng học có thể đăng ký trực tuyến tại link sau để được tư vấn: https://yduochn.com.vn/dang-ky-truc-tuyen
Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur theo thông tin dưới đây.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913