Sai lầm trong việc sử dụng và bảo quản thuốc kê đơn có thể khiến tổn thương hoặc gây hại đến tính mạng, sau đây là 6 sai lầm phổ biến cần tránh khi sử dụng thuốc kê đơn.
- Tổng hợp danh mục thuốc không kê đơn tại Việt Nam Dược sĩ cần biết
- Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc?
- Các nhóm thuốc hạ đường huyết gồm những nhóm thuốc nào?
Sử dụng thuốc kê đơn: 6 sai lầm phổ biến cần tránh
Không kiểm tra nhãn thuốc
Nhiều người khi mua thuốc không kiểm tra nhãn thuốc, để tránh không mua nhầm thuốc thì bạn cần kiểm tra kỹ nhãn thuốc để đảm bảo chắc chắn mua đúng thuốc được kê trong đơn.
Kết hợp thuốc không đúng cách với các đồ uống, thực phẩm
Nhiều loại thuốc khi kết hợp với một số loại thực phẩm, đồ uống có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc, hay thậm chí là gây hại cho người sử dụng. Một trong những loại thực phẩm bạn cần đề phòng là bưởi và nước ép bưởi. Dược sĩ Đỗ Thu, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có đến khoảng 50 loại thuốc trên thị trường hiện nay có thể bị ảnh hưởng bởi loại thuốc này.
Một số loại thuốc không được sử dụng chung với các thực phẩm giàu canxi vì canxi có thể cản trở khả năng hấp thu những loại thuốc này vào cơ thể.
Để sử dụng thuốc an toàn, khi sử dụng thuốc cần trao đổi với bác sĩ, để bác sĩ tư vấn xem khi uống thuốc bạn cần tránh ăn uống những thực phẩm nào.
Không nói với dược sĩ
Nếu bạn có thắc mắc gì về thuốc hỏi Dược sĩ thì chắc chắn hộ sẽ trẻ lời, bạn không nên vội vàng chọn một loại thuốc mới. Nên tìm hiểu kỹ tác dụng của thuốc, lợi ích khi sử dụng và các tác dụng phụ hoặc thận trọng khi sử dụng thuốc. Nếu như bạn đã dùng thuốc nhưng cơ thể có những biểu hiện như phát ban, đau đầu… thì nên hỏi Dược sĩ để được tư vấn.
Bảo quản thuốc không đúng cách.
Việc bảo quản thuốc không đúng cách sẽ gây biến đổi chất, làm mất tác dụng của thuốc, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Đa số các loại thuốc không nên bảo quản ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, hoặc tủ lạnh, một số thuốc cần được bảo quản tránh ánh sáng. Nên bảo quản thuốc ở nơi tối, không nên bỏ thuốc ra khỏi lọ đựng. Một số loại thuốc như insulin cần được bảo quản lạnh nhưng có thể đưa ra ngoài làm ấm lên trước khi tiêm… Một số loại thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh, nếu bỏ thuốc ra ngoài ở nhiệt độ phòng thì chúng có thể mất tác dụng chỉ sau vài giờ. Do vậy chúng ta cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảo quản thuốc ở trên tờ hướng dẫn sử dụng.
Tiêu hủy thuốc không đúng cách
Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các loại thuốc sau khi hết hạn sử dụng chúng ta không được dùng tiếp mà phải loại bỏ chúng, tuy vậy không được bỏ thuốc vào toilet. Một số loại thuốc khi tiêu hủy bằng cách xả nước sẽ rất có hại cho môi trường. Tốt hơn hết bạn nên cho thuốc vào một túi nhựa rồi bỏ vào thùng rác.
Cần tiêu hủy thuốc theo hướng dẫn của công ty môi trường
Coi trọng thuốc biệt dược hơn thuốc gốc
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thuốc biệt dược và thuốc gốc.
- Thuốc biệt dược (brand name) có nghĩa là tên thương mại. Trong điều trị vai trò của biệt dược đầu tiên rất quan trọng vì tất cả các dữ liệu về hiệu quả và an toàn sử dụng trên người, nghiên cứu trên động vật,… đều từ biệt dược đầu tiên. Thuốc biệt dược đầu tiên này được gọi là thuốc biệt dược gốc, hay chỉ gọi tắt là biệt dược gốc.
- Thuốc gốc (generic drug) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.
Mặc dù rẻ hơn nhưng các thuốc gốc cũng hiệu quả như biệt dược. Sự khác biệt duy nhất là các thành phần bất hoạt như thuốc nhuộm hay chất bảo quản, không ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc. Nếu không dung nạp một trong các thành phần bất hoạt, bạn có thể cần biệt dược. Nếu không thì bạn hãy tiết kiệm tiền và dùng thuốc gốc.
Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913