Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc?
Trang chủ / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc?

Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc?

Dị ứng thuốc khác với tác dụng phụ của thuốc, chỉ xảy ra ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt. Vậy dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc tây như thế nào?

Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là gì?

Dược sĩ Đỗ Thu, giảng viên Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tình trạng dị ứng thuốc (hay còn gọi là mẫn cảm với thuốc) là phản ứng có hại xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc và cố gắng chống lại nó. Hoạt động của hệ thống miễn dịch là chống lại nhiễm trùng.

Hiện tượng dị ứng thuốc khác với tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc là những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc và ai cũng có thể gặp phải; trong khi đó tình trạng dị ứng thuốc chỉ xảy ra ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt.

Dị ứng thuốc có các biểu hiện như thế nào?

Các dấu hiệu dị ứng thuốc có biểu hiện rất phong phú, một số biểu hiện hay gặp khi bị dị ứng thuốc như:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ da
  • Ngứa
  • Đau họng, giọng khàn, khò khè hoặc khó thở
  • Đỏ bừng (đó là khi da chuyển sang màu đỏ và cảm thấy nóng)
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng
  • Choáng váng
  • Sưng mặt, tay, chân hoặc cổ họng

Nếu người bệnh tiếp tục dùng thuốc tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn và có thể chuyển thành phản ứng dị ứng toàn thân đe dọa tính mạng, được gọi là sốc phản vệ.

Một loại dị ứng khác được gọi là dị ứng “chậm”, loại này thường phổ biến hơn và không nghiêm trọng lắm. Bệnh nhân bị phát ban sau vài ngày dùng thuốc, đôi khi bị ngứa hoặc không. Loại dị ứng này không liên quan đến các triệu chứng sưng, khó thở… hay những triệu chứng khác được nêu bên trên. Tình trạng này thường không trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài da.

Dị ứng thuốc khác với tác dụng phụ của thuốc

Dị ứng thuốc khác với tác dụng phụ của thuốc

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc như thế nào?

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc bệnh nhân cần nắm được để phòng ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng thuốc cần xử lý như sau:

  • Dừng ngay các loại thuốc đang sử dụng
  • Nếu dị ứng nhẹ có thể dùng các thuốc chống dị ứng,
  • Trường hợp nặng với các biểu hiện như: khó thở, đau thắt ngực, ngất, sưng mặt, môi, rối loạn tiêu hóa, phát ban khắp người… cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đi đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân cần ghi nhớ những loại thuốc mà mình bị dị ứng và cho bác sĩ biết những loại thuốc mình đã từng bị dị ứng để bác sĩ không kê nhưng loại thuốc đó nữa mà sẽ sử dụng các loại thuốc thay thế khác khi điều trị bệnh.

Nguồn: yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Tài liệu: Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản (Tập 1 + 2)

Cuốn sách hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật Điều dưỡng bao gồm 55 kỹ năng phổ biến được Điều dưỡng thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đây là tài liệu hữu ích đối với những ai đang học và làm việc trong nghề Điều dưỡng.