Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư mới nhất về quy định tuyển sinh cũng như quy định mở mã ngành, quy định đình chỉ tuyển sinh đối với các trường Đại học.
- Bộ GDĐT dự kiến hai phương án tuyển sinh THPT quốc gia năm 2018
- Bảng xếp hạng 49 trường ĐH liệu đã phản ánh đúng thực trạng nền Giáo dục?
- Học Cao đẳng Điều dưỡng có khó không? Ngành Điều dưỡng học những gì?
Quy định mới về mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh ở các trường Đại học
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2017 và thay thế các quy định tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Thông tư có nhiều điểm mới và siết chặt hơn việc mở ngành và mã ngành đào tạo đối với các trường Đại học.
Ngành học mới mở phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu
Căn cứ các quy định trong thông tư, các cơ sở muốn mở mã ngành đào tạo trình độ Đại học phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Ngành mà trường Đại học muốn mở phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với nguồn nhân lực của địa phương của vùng miền và phù hợp với nguồn nhân lực trên cả nước; phù cũng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ cũng như trang thiết bị của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo cũng nằm trong phương hướng cũng như kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.
Tên ngành mà trường Đại học muốn mở phải có trong danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định. Trường hợp ngành đăng ký chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới) thì thì cơ sở đăng ký đào tạo phải làm rõ ngành học đó: Luận cứ khoa học, nhu cầu của ngành học đối với xã hội; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới và có ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).
Các Trường phải công bố công khai quy chế tuyển sinh và thí sinh trúng tuyển
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành phải đảm bảo được trình độ, chuyên môn, và cơ cấu để tổ chức đào tạo. Trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ (TS) cũng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.
Số lượng giảng viên cơ hữu cụ thể như sau: ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ (ThS) trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó ít nhất 1 TS và 4 ThS, hoặc 2 TS và 2 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo; trừ những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc); sức khỏe; nghệ thuật.
Ngoài ra, giảng viên cơ hữu cũng phải đảm nhận 70% khối lượng khung chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm (trong và ngoài nước). Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.
Các trường Đại học cần công khai tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học muốn đăng ký mở mã ngành đào tạo mới cần đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, thư viện, giáo trình phải đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học.
Các Trường phải công khai tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm
Các trường phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có); Có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.
Trang thông tin điện tử của trường phải được cập nhật thường xuyên và công bố công khai chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, sinh viên trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng theo năm đối với mỗi khóa học hay ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật).
Nhà trường cũng cần công bố tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp các ngành đang đào tạo tại các cơ sở; công khai mức học phí vfa kinh phí đào tạo công khai chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của tất cả các ngành đang tổ chức đào tạo.
Đình chỉ tuyển sinh nếu không đủ điều kiện
Thông tư của Bộ GD-ĐT cũng quy định rất rõ ràng, các cơ sở đào tạo sẽ bị đình chi tuyển sinh nên vi phạm một trong số những trường hợp sau đây:
- Không đảm bảo được các điều kiện mở ngành đào tạo.
- Tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép tổ chức hoạt động đào tạo
- Vi phạm quy định của pháp luật về mở ngành đào tạo những trường này phải đình chỉ tuyển sinh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở đào tạo cũng bị đình chỉ tuyển sinh nếu vi phạm một trong những hành vi sau đây: Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học; vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo; hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải thu hồi quyết định mở ngành; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913