Lên Đại học, Cao đẳng tân sinh viên dần làm quen với hình thức đào tạo tín chỉ, vậy đào tạo tín chỉ là gì, học hình thức tín chỉ như thế nào cho hiệu quả?
- Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì cho cuộc sống mới?
- Chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung của một số trường Đại học TOP đầu năm 2018
- Bỏ túi những kinh nghiệm xương máu cho sinh viên mới nhập học
Những điều tân sinh viên Đại học, Cao đẳng cần biết về hình thức đào tạo tín chỉ
Hình thức đào tạo tín chỉ là gì?
Tiến sĩ Giáo dục Lương Thị Tâm Uyên giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hình thức đào tạo tín chỉ được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sẽ có 4 hình thức tích lũy tín chỉ đó là: Học trên lớp, thực hành thực tập và tự học. Sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp khi đã tích lũy đầy đủ các kiến thức cần thiết. Các kiến thức được cấu trúc thành các học phần, mỗi học phần tương đương từ 2 – 3 tín chỉ.
Trong khoảng thời gian học chương trình Đại học, Cao đẳng, sinh viên sẽ có các học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Với những học phần tự chọn sinh viên sẽ được chọn những môn phù hợp với khả năng của bản thân. Sau khi đã lựa chọn các môn xong nhà trường sẽ sắp xếp thời khóa biểu sao cho hợp lý. Một tín chỉ sẽ tương đương với 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. và 1 tiết học sẽ được tính là 50 phút
Sinh viên chủ động được trong quá trình học tập tại trường
Ưu điểm của phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Ông Hoàng Đức Thắng trưởng phòng đào tạo Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đào tạo theo hình thức tín chỉ mang đến cho sinh viên một số ưu điểm sau:
- Sinh viên được tự lựa chọn cho mình một kế hoạch học tập với thời gian phù hợp với bản thân để hiệu quả học tập đạt mức cao nhất. Phương pháp này đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, từ đó có thể phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động, khuyến khích khả năng phát triển tìm tòi của sinh viên.
- Sự linh động về môn học: Như đã nói ở phần giới thiệu, phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ có những học phần tự chọn. Sinh viên sẽ được lựa chọn những môn học mà bản thân yêu thích và phù hợp với khả năng, năng lực hiện có.
- Có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian ra trường. Theo đó, sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định.
- Tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, khuyến khích sự di chuyển của sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập, làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục và giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới được dễ dàng hơn.
- Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo
- Phương pháp này vừa đánh giá được khả năng học tập của sinh viên, vừa là thước đo hiệu quả và thời gian làm việc của giáo viên.
Đào tạo theo hình thức tín chỉ cũng gây nhiều bất lợi cho sinh viên
Nhược điểm của phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Phương pháp này vừa yêu cầu khả năng làm việc độc lập, vừa có khả năng làm việc nhóm do vậy nhiều sinh viên vẫn chưa thích ứng được, vẫn còn giữ thói quen dựa vào giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ lớp. Hình thức đào tạo này đòi hỏi giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đây chính là cơ hội cho sinh viên có thể học hai ngành song song, học thêm ngoại ngữ, tin học hoặc đi làm thêm. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có thể dẫn đến tình trạng các bạn sinh viên không sử dụng tốt thời gian ngoài giờ lên lớp và chất lượng học tập kém.
- Gây khó khăn trong công tác quản lý, cũng như khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên.
- Quy định về thang điểm trong hệ thống tín chỉ
- Hệ thống tín chỉ sẽ có 2 mức thang điểm quy định đó là thang điểm chữ và thang điểm số.
- Thang điểm chữ (dùng để xếp hạng): gồm 5 mức cơ bản A, B, C, D, F, căn cứ theo điểm số mà sinh viên đạt được rồi quy đổi theo quy định. Hiện nay, còn có thêm các mức điểm khác nhau như A+, A, A-,… để có thể đánh giá xếp loại chính xác hơn cho sinh viên.
Thang điểm 4: Nếu như thang điểm chữ A,B,C,D dùng để xếp hạng thì hệ 4.0 dùng để tính điểm trung bình cho sinh viên, đơn giản cho việc xét học bổng, điều kiện tốt nghiệp hay xếp loại tốt nghiệp.
- Điểm A tương đương với mức 4.0
- Điểm B tương đương với mức 3.0
- Điểm C tương đương với mức 2.0
- Điểm D tương đương với mức 1.0
- Điểm F tương đương với mức 0.0
Sinh viên cần chuẩn bị gì khi học theo hình thức tín chỉ?
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để có thể học tốt được theo hình thức tín chỉ sinh viên cần phải chủ động tìm kiếm kiến thức, tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức mới.
Với mỗi trường, có thể sẽ có những hình thức đào tạo khác nhau cho sinh viên. Điều quan trọng với tân sinh viên là cần tìm hiểu và nắm thật chắc mô hình đào tạo tín chỉ ở trường mình để trong quá trình học tập phát huy được những thế mạnh của bản thân và nắm bắt những thế mạnh của loại hình đào tạo này.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913