Mười điều răn dạy của cụ Hải Thượng Lãn Ông với sản phụ khi đẻ cần biết
Home / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Mười điều răn dạy của cụ Hải Thượng Lãn Ông với sản phụ khi đẻ cần biết

Mười điều răn dạy của cụ Hải Thượng Lãn Ông với sản phụ khi đẻ cần biết

Sinh con là quá trình diễn ra tự nhiên của sản phụ nhưng nếu không biết cách điều dưỡng khi sinh có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Mười điều răn dạy của cụ Hải Thượng Lãn Ông với sản phụ khi đẻ cần biết

Mười điều răn dạy của cụ Hải Thượng Lãn Ông với sản phụ khi đẻ cần biết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về những điều răn của Hải Thượng Lãn Ông.

Điều 1: Khí huyết đầy đủ ắt sẽ sinh con được dễ dàng

“Sách nói: Khi có mang, con ở trong bụng mẹ, cả mẹ lẫn con còn chung một nhịp thở, hoàn toàn nhờ chất dịch của mẹ nuôi dưỡng, khi đủ mười tháng, khí huyết, sung túc, thể xác với tinh thần đầy đủ thì bỗng nhiên như người đang ngủ mới tỉnh dậy, tự nó tìm đường để tháo ra ngoài. Hễ thai khỏe thì khi vỡ ối là nó theo nước ối mà chui ra ngay, cho nên dễ đẻ; nếu thai yếu thì quay đầu chậm, càng chậm căng đuối sức, càng đuối sức thì đẻ càng chậm, nước ối khô, huyết hôi động làm tắc ngõ không cho thai ra, gây thành chứng đẻ ngang đẻ ngược, con chết trong bụng thì tính mạng mẹ cũng nguy, cách chữa phải bổ khí dưỡng huyết, tiếp sức cho tinh lực của mẹ con vận động được khỏe. Lại phải ghé dùng thuốc ôn kinh lạc khai ứ tắc, làm cho đường lối thông suốt mà sức con xoay trở dễ dàng. Lại cần được bà mụ lành nghề đón đồ cẩn thận thì tự nhiên mẹ tròn con vuông, nhất thiết không nên rặn sớm quá mà hao tổn tinh thần, hoặc dùng thuốc thúc đẻ mạnh làm hao tổn khí huyết. Cần phải biết rằng việc sinh đẻ hoàn toàn nhờ vào khí huyết, nếu không dùng thuốc bổ khí huyết mà chỉ dùng thuốc kích thích cho chóng đẻ, làm khí huyết bị tổn thương mất điều hòa rồi sau sinh ra những bệnh hậu sản. Duy có thang “Bảo sản vạn toàn”  là có khả năng bồi bổ cho sức lực, làm cho khí huyết được lưu thông, cho uống lúc sáp đẻ và sau đó đều thích hợp, thật là bài thuốc vạn toàn cho sản phụ”.

Điều 2: không nên thúc đẻ

Khi sắp đẻ, dù chậm 1-2 ngày hoặc 4-5 ngày cũng không quản ngại, Sản phụ tuyệt đối đừng lo sợ, càng yên tâm, định chí, thoải mái, tự nhiên, cổ chịu đau, gáng ăn uống cần ngồi thì ngồi cần đi thì đi, cần ngủ thì ngủ, trước hết phải bảo dưỡng tinh thần, chớ nghe bà mụ giục rặn quá sớm, đừng cho người ngoài nói ồn ào, làm cho sợ hãi mà rối loạn tâm chí. Đến giờ thì tự nhiên đẻ ra, giống như người đi đại tiện, khi chưa mót thì khó, đã mót thì dễ. Lễ ấy tuy thô, nhưng biết được thì tránh khỏi tai họa.

Điều 3: Phải bình tĩnh, không được rặn vội vàng mà mất sức

“Nếu thấy sản phụ đau quá nhà thương, muốn cho thai chúng ra, bà mẹ và người xung quanh ép rặn, họ không biết rằng mạch chưa ly kinh; hoặc trầm hoạt, là con chưa ra, chưa thấy những dấu hiệu như “đau bụng dữ dội”, thắt lưng đau như tràn xuống”, “mát nảy dom dòm”, “mót đi ngoài”… mà đã vội rặn sớm quá, đến nỗi tinh thần mỏi mệt, khi đẻ không còn hơi sức để đẩy thai ra ngoài, nhiều khi hỏng việc. Vả lại tình trạng sinh ngang để ngược, tay chân ra trước cũng do cố sức rạn sớm quá, khi thai vừa mới quay trở, gặp sức rặn của mẹ thúc bách nên mới có tai họa ấy, thực ra thì không có lý nào mà chân tay lại ra trước được.”

Điều 4: khi đau đẻ không nên nằm ngồi mà nên đi lại

“Khi sắp đẻ, kiêng nhất là nằm co mà ngủ tuy bụng đau lắm cũng nên gượng dậy đi lại trong phòng, hoặc tựa ghế mà đứng, không được cải khom lưng làm ngăn trở sự xoay chuyển tìm lối ra của thai, khiến thai đã chuyển đến cửa mình, vì mẹ khom lưng ngăn chặn, càng xoay lại càng vướng, thai đuối sức sẽ thành khó đẻ. Bấy giờ tuy có phương thuốc hay cũng không làm sao cho con có sức chuyển động được, chỉ cần bổ tiếp khí huyết cho mẹ, lại cần để cho sản phụ yên tâm hỏa khí, ổn định tinh thần, thì thai dần dần sẽ khôi phục. Lại phải kiêng hẳn sự lo sợ, vì sợ thì thần tán, lo thì khí hết, huyết ắt đi lung tung, nhiều khi sinh ra hôn mê phiền muội.”

Điều 5: Đến lúc đẻ cần để tự nhiên, không nên thúc giục cưỡng bách, phải để cho thần chỉ yên ổn, chớ làm kinh hãi hoang mang, chờ cho quả chín thì cuống sẽ tự nhiên rụng (tróc miệng đỉa).

Điều 6: Phạm dùng bà mụ, cần chọn người trung hậu, lão thành, căn dặn dự phòng trước, đến khi đó cần để thư thể bình tĩnh, không nên thúc giục cưỡng bách. Có những hạng bà mụ xảo quyệt, cố gây ra những giọng khiếp sợ, việc dễ nói thành khó để tỏ ra ta đây có tài năng mà mưu cầu quà cáp, vì thế làm cho sản phụ kinh sợ thì lại càng to, cho nên phải hết sức thận trọng.

Điều 7: Sản phụ gần đến tháng đẻ đột nhiên thấy bụng khi đau khi khỏi, hoặc 1-3 ngày 3-4 ngày, nước trong thai chảy ra ít nhưng cơn đau thưa, gọi là chứng đẻ dối, chưa đến lúc để thật. Lại có người một tháng hoặc nửa tháng trước đột nhiên bụng đau như muốn đẻ, gọi là “Tín nguyệt”, cũng không phải đẻ thật.

Khi thấy bụng đau như thế, không cử là nước ối có chảy ra hay không, đều không đáng lo ngại, chỉ nên thong thả chờ thời mới được..

Điều 8: Sản phụ khi cảm thấy sắp đẻ, nên biết giữ sức để điều dưỡng, đừng nên rặn bậy vô ích, e đến lúc đó đã đuối sức, phải đợi con đến tới cửa mình, chỉ rặn một hơi là con ra, nếu chưa đến lúc thì rặn cũng vô ích.

Điều 9: Có mang sắp đẻ đừng nên bói toán cầu cúng, như bọn đồng cốt dọa dẫm để mưu lợi, nói quàng xiên bậy bạ là phải cầu thần bảo hộ cho, khiến sản phụ lo nghĩ sợ sệt thời khi kết trợ mà không thuận nhiều khi gây ra khó để điều đó nên kiêng.

Điều 10: Khi sắp đẻ nên ăn cháo trắng đặc nhừ, đừng để đói khát mà kém khí lực, cũng đừng ăn đồ cứng lạnh khó tiêu, sợ khi đẻ kém sức mà thành bệnh thương thục sau đẻ, lúc nào cũng hơi đói là tốt, vì đói thì khí đi xuống mà chóng đẻ.

Ngô Huệ – Yduochn.com.vn.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913