Điều dưỡng viên tư vấn những loại vacxin cần tiêm cho trẻ
Trang chủ / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Điều dưỡng viên tư vấn những loại vacxin cần tiêm cho trẻ

Điều dưỡng viên tư vấn những loại vacxin cần tiêm cho trẻ

Theo thông tư mới nhất của Bộ Y Tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 vừa điều chỉnh thì đã có sự thay đổi trong danh mục các bệnh truyền nhiễm và 10 loại vắc xin tiêm chủng bắt buộc áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi.

Điều dưỡng viên tư vấn những loại vacxin cần tiêm cho trẻ

Điều dưỡng viên tư vấn những loại vacxin cần tiêm cho trẻ

Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước. Chính vì vậy mỗi bé sau khi cất tiếng khóc chào đời đều được xã hội quan tâm và chăm sóc. Cụ thể, việc làm đầu tiên đó chính là tiến hành các mũi tiêm phòng vacxin cho trẻ.

Danh mục các vacxin tiêm chủng bắt buộc dành cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi

Theo thông tư mới nhất của Bộ Y Tế  có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 vừa điều chỉnh thì đã có sự thay đổi trong danh mục các bệnh truyền nhiễm và 10 loại vắc xin tiêm chủng bắt buộc áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi.

Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) gồm: bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella. Tất cả các loại vắc xin này đều nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên được ngân sách nhà nước hỗ trợ và được miễn phí 100%. Dưới đây là danh sách và thời gian tiêm phòng tương ứng:

STT Tên vắc xin Thời gian tiêm và sử dụng
1 Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0. Trong 24 giờ đầu sau sinh
2 Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao. 01 tháng
3 Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 (vắc xin 5 trong 1).

Uống vắc xin bại liệt lần 1.

02 tháng
4 Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 2.

Uống vắc xin bại liệt lần 2.

03 tháng
5 Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3.

Uống vắc xin bại liệt lần 3.

04 tháng
6 Tiêm vắc xin sởi mũi 1. 09 tháng
7 Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4.

Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR).

18 tháng
8 Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1).

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2).

Từ 12 tháng tuổi
9 Uống vắc xin Tả 2 lần (vùng nguy cơ cao).

Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần một 2 tuần.

Từ 2 đến 5 tuổi
10 Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao). Từ 3 đến 10 tuổi

Trong danh sách trên, có hai vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh đó là viêm gan vi rút B và vắc xin lao. Viêm gan vi rút B bắt buộc tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau chào đời, còn vắc xin lao tiêm cho trẻ một lần trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.

Tác dụng của việc tiêm phòng vắc xin ở trẻ nhỏ.

Chia sẻ của bác sỹ Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về tác dụng của việc tiêm phòng vắc xin ở trẻ nhỏ. Theo số liệu thống kê, có đến 95% trẻ sau khi được tiêm chủng, cơ thể sẽ tạo miễn dịch bảo vệ trước bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo – bệnh có khả năng để lại di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong. Hơn nữa, sau khi được tiêm phòng đầy đủ, trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn, tránh được các bệnh truyền nhiễm, các di chứng, dị tật đặc biệt ảnh hưởng đến thể chất và trí não.

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc tiêm phòng và cho trẻ uống các loại vắc xin là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải bám sát lịch tiêm phòng, cho trẻ đi tiêm đúng thời gian tại cơ sở y tế. Trong trường hợp những mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại phường/ xã nơi mình sinh sống đang bị thiếu/ hết vắc xin mà con mình đã đến tuổi tiêm theo lịch tiêm chủng, cha mẹ có thể chọn vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian chờ vắc xin tiêm chủng mở rộng.

Tiêm phòng và cho trẻ uống các loại vắc xin là vô cùng cần thiết

Tiêm phòng và cho trẻ uống các loại vắc xin là vô cùng cần thiết

Bác sĩ Hữu, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết, nếu có điều kiện trẻ cũng cần tiêm nhiều loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng như: vắc xin phòng thủy đậu, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp, vắc xin phòng 3 bệnh: sởi –  quai bị – rubella, vắc xin phòng viêm gan A, A+B, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C, vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng dại, vắc xin phòng thương hàn, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên).

Nguyễn Thảo – Yduochn.com.vn

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Hậu quả của bệnh sỏi thận và phương pháp điều trị khoa học

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Những hậu quả ấy là gì và điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?