Dự kiến đề thi môn Toán trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ khó hơn so với năm 2017 và mức độ đề và các phương án nhiễu được xây dựng chặt chẽ hơn.
- Bỏ túi những BÍ KÍP để làm bài thi môn Vật lý trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Tổng hợp những thông tin tuyển sinh mới nhất vào các Trường Quân đội năm 2018
- Kỳ thi THPT năm 2018: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở những ngành học HOT
Một số điểm các thí sinh cần lưu ý đối với đề thi môn Toán năm 2018
Phương án nhiễu được xây dựng tốt hơn, chắc chắn hơn
Theo nhận định của Thạc sĩ Toán học Nguyễn Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, kiến thức trong đề bao phủ chương trình lớp 11 và lớp 12. Cụ thể, lớp 11 chiếm 20%, lớp 12 chiếm 80%. Có câu kết hợp cả kiến thức 11 và 12 để xử lý (ví dụ câu 42). Cấu trúc đề thi hầu như không thay đổi, chỉ có sự hoán đổi tỷ lệ một chút ở các chủ đề và có thêm 4 câu về tổ hợp và xác suất, lượng giác. Chủ đề chủ đạo trong đề thi là chủ đề đạo hàm và ứng dụng với các nội dung liên quan như: giới hạn, tiệm cận, đọc bảng biến thiên, nhận dạng đồ thị, tiếp tuyến, biện luận phương trình, cực trị. Chủ đề này chiếm tỷ trọng 13/50 câu trong đề thi. Chủ đề hàm số mũ và logarit đã giảm xuống từ 10 câu còn 6 câu, nhường chỗ cho 4 câu của chủ đề tổ hợp và xác suất. Số câu của hai chủ đề số phức và đa diện hoán vị cho nhau: trước đây là 6-4 và bây giờ là 4-6.
Các chủ đề còn lại về cơ bản không thay đổi: Hình giải tích không gian, mặt tròn xoay, tích phân và ứng dụng. Như vậy, có thể nói cấu trúc nội dung đề thi THPT quốc gia về cơ bản không thay đổi. Một điểm đáng lưu ý đó là các phương án nhiễu năm nay được xây dựng chặt chẽ hơn khiến cho các thí sinh rất dễ nhầm lẫn nếu không nắm vững kiến thức. Điều này khiến các thí sinh cần chuẩn bị lượng kiến thức tốt hơn để đạt điểm cao trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Mức độ khó trong đề thi tăng dần
Mức độ khó trong đề thi tăng dần
Dự kiến đề thi môn Toán trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ có độ khó tăng dần và mức độ khó của đề sẽ tăng hơn so với năm 2017, cụ thể như sau:
- 10 câu đầu rất dễ, ở mức độ nhận biết, học sinh nào không kiếm được đủ điểm ở phần này thì quả là hơi yếu. 10 câu tiếp theo vẫn còn dễ nhưng có thách thức hơn một chút.
- 20 câu tiếp theo ở mức độ vận dụng thấp, trong đó vẫn có trộn lẫn một số câu mức dễ (như câu 24) và về cuối có một số câu khó hơn (như các câu 39, 40).
- 10 câu hỏi cuối là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, được đánh giá là khó hoặc rất khó. Ví dụ các câu 46, 47, 48, 50 đều là rất khó. Đặc biệt câu 50 theo đánh giá của nhiều giáo viên là quá khó, không phù hợp với một bài thi xét tốt nghiệp THPT mà chủ yếu nhằm vào việc xét tuyển Đại học. Đây là điều đương nhiên với một đề thi “2 trong 1”. Với đề thi trên, học sinh có thể dễ dàng đạt 6 điểm. Từ câu 1 đến câu 30, kiến thức rất cơ bản, học sinh có thể tận dụng máy tính cầm tay làm bài.
- Từ câu 31 – 40 (mức 6 – 8), đòi hỏi học sinh kỹ năng xử lý biến đổi bài tập tốt. Từ múc độ 8 – 10 điểm, đan xen cả câu cơ bản và câu vận dụng, vận dụng cao; yêu cầu học sinh phải hiểu rõ bản chất mới có thể ăn gọn được.
Hy vọng với những chia sẻ mà các thầy cô cung cấp, các thí sinh sẽ cảm thấy yên tâm hơn để ôn tập cho hiệu quả.
Chúc các thí sinh thành công!
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913