Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao
Home / Tin Tức Ngành Y Dược / Tin Giáo dục / Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, tuy nhiên cần hết sức cẩn thận để tránh gặp phải các chấn thương. Sau đây là một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

Các loại chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao có thể xảy ra do tai nạn xui rủi, tuy nhiên nguyên nhân đa phần đến từ việc trang thiết bị thể thao không đảm bảo yêu cầu, do người tập không khởi động kỹ, thực hiện không đúng kỹ thuật, thể lực không đủ, tập luyện quá sức…

Bác sĩ Lê Thị Ngoan, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chấn thương thể thao có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Sau đây là các loại chấn thương thể thao thường gặp nhất bạn cần biết để lưu ý hạn chế tối đa.

Đau cẳng chân

Các cơ gần xương cẳng chân bị đau khiến cho cẳng chân của bạn bị đau, đây là một trong những chấn thương rất hay gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao. Nguyên nhân chủ yếu gây đau cẳng chân do chúng ta chạy trên bề mặt cứng như đường lát đá, đặc biệt những người mới bắt đầu tập luyện hoặc không sử dụng giày hỗ trợ phù hợp.

Để khắc phục, bạn có thể chườm đá vào chân và nghỉ ngơi. Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong trường hợp này bạn cũng có thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm (còn gọi là NSAIDs).

Giãn cơ

Đây là một trong những loại chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, chấn thương này xảy ra do người chơi không khởi động kỹ khiến cơ dễ bị kéo căng quá mức. Các cơ bị giãn do một lực bất ngờ, với cường độ mạnh, làm kéo dài sợi cơ, có thể dẫn đến hai trường hợp là một số sợi cơ bị đứt hoặc toàn bộ bó cơ bị đứt (đây là trường hợp giãn cơ nghiêm trọng). Bạn cần chườm đá và nghỉ ngơi giúp giảm đau và sưng. Đợi đến khi hồi phục hoàn toàn mới được tập luyện trở lại bởi nếu vận động lại quá sớm thì chấn thương sẽ tái phát và nghiêm trọng hơn.

Bong gân mắt cá chân

Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mắt cá chân được bao phủ trong vô số các dây chằng, các dây chằng này có chức năng chính là kết nối các xương và kiểm soát chuyển động của cơ thể. Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương hay gặp trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, thường gặp ở những vận động viên tham gia các môn thể thao cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục.

Khi bị bong gân mắt cá chân bạn cần tìm đến bác sĩ ngay để kiểm tra mức độ chấn thương. Để mắt cá chân lành lại thường phải mất vài tuần. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho bạn những bài tập phù hợp để hồi phục và tăng cường sức mạnh.

Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao - 2

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương gân khoeo

Đây cũng là một trong những loại chấn thương phổ biến trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, chấn thương này xảy ra khi chân bị căng giãn quá mức trong kh chạy vượt rào hoặc chạy nhanh, hoặc khi ngã về phía trước trong khi trượt ván nước.

Để hồi phục loại chấn thương này thường phải mất thời gian khá dài, thông thường là mất 1 năm, không nên chơi thể thao lại quá sớm bởi có thể tái phát chấn thương.

Chấn thương đầu gối:

Đây là một trong những loại chấn thương rất phổ biến trong thể thao với hai loại thường gặp là: rách dây chằng chéo trước và hội chứng đùi bánh chè.

  • Rách dây chằng chéo trước

Đây là một trong những chấn thương thể thao nghiêm trọng nhất. Nếu trong khi tập hoặc chơi thể thao bạn nghe thấy tiếng ‘bụp’ lớn trong đầu gối, đau đến mức không thể cử động, đầu gối sưng to thì bạn đã bị rách dây chằng chéo trước. Với chấn thương này bạn cần phải được đưa đi khám bác sĩ ngay, nếu nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật để duy trì hoạt động thể chất sau này.

  • Hội chứng đùi bánh chè

Chấn thương này không nghiêm trọng như rách dây chằng chéo trước, nó xảy ra khi khớp gối phải chịu áp lực liên tục trong quá trình chạy, nhảy hoặc chơi bóng chuyền, gây kích thích dưới nắp gối. Mất khoảng 6 tuần để đầu gối hồi phục lại hoàn toàn, trong quá trình hồi phục có thể tập thể dục nhẹ nhàng.

Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao - 3

Chấn thương đầu gối

Khuỷu tay quần vợt

Chấn thương này xảy ra khi khuỷu tay phải làm việc quá nhiều trong một thời gian dài. Loại chấn thương này không quá nghiêm trọng, tốt nhất nên nghỉ ngơi một thời gian để khuỷu tay hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là một số chấn thương thể thao thường gặp trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Để phòng ngừa, trước khi chơi thể thao nên khởi động thật kỹ, cẩn thận trong quá trình chơi, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, Đừng vội vã tập luyện, thi đấu cường độ cao, mà hãy từ từ và đều đặn tăng dần ngưỡng vận động cơ thể, chọn giày, dụng cụ thể thao thích hợp cho từng môn chơi. Luôn mang băng cổ tay, gối, cổ chân, băng giảm chấn thương…bảo vệ cơ thể.

Nguồn: yduochn.com.vn tổng hợp.

 

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913