Chấn thương trong thể thao là điều không thể tránh khỏi, việc sơ cứu chấn thương tại chỗ là một khâu rất quan trọng để chấn thương mau hồi phục và hạn chế biến chứng.
- Kỹ thuật Vật lý trị liệu chữa bệnh như thế nào?
- Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu khẳng định vai trò trong thời đại mới
- Văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu PHCN học thứ 7 Chủ nhật tại Hà Nội
KTV Vật lý trị liệu hướng dẫn sơ cứu chấn thương trong thể thao
Các loại chấn thương thể thao thường gặp như chấn thương phần mềm, chấn thương cấp tính, gãy xương, căng cơ, bong gân, trầy xước…
Việc xử lý chấn thương tại chỗ cũng như sau điều trị là một khâu vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy đa số mọi người thường bối rối khi sơ cứu chấn thương thể thao, điều này có thể dẫn đến tình trạng lâu hồi phục. Chính vì thế mỗi người nên tìm hiểu một số kiến thức y tế cũng như cách sơ cứu cơ bản để giảm thiểu tối đa chấn thương và các biến chứng, thậm chí có thể cứu mạng người khác.
Nên trang bị túi cứu thương cá nhân khi tập thể thao.
Khi đi tập thể thao, bạn nên mang theo một chiếc túi chứa những vật dụng y tế nhỏ gọn bởi túi cứu thương của bạn không cần có các dụng cụ phức tạp mà chỉ là một số vật dụng cần thiết: vài cuộn băng và vài vỉ thuốc nhỏ. Bác sĩ, giảng viên liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gơi ý một số vật dụng cần thiết có trong túi cứu thương cá nhân bao gồm:
Dụng cụ cần tối thiểu: 1 cuộn băng thun 3 móc để cố định khớp bị bong gân, băng vết thương; 5 miếng băng keo cá nhân để dán vết thương trầy xước, băng êm chỗ phồng rộp da do giày, cán vợt; túi nylon để đựng nước đá chườm khi chấn thương.
Với thuốc thì bạn nên chuẩn bị sẵn: pomade kháng sinh fucidine (bôi vết thương, trầy xước; oresol gói: 1 gói pha 1 lít nước uống để khi bị chuột rút hoặc mệt lả người, ra mồ hôi nhiều; alaxan để giảm đau khi chấn thương, nhức đầu; phenergan 300mg hoặc chlopheramin 4mg để trị dị ứng, ngứa, côn trùng cắn; 1 ống supradyl hay beroca để pha nước uống tăng cường sức khỏe; một gói kẹo ngọt để ngậm khi mệt, hạ đường huyết; Thuốc ngậm hạ áp hoặc dãn mạch vành cấp cứu dành cho các bạn bị tim mạch, cao huyết áp (theo chỉ định của bác sĩ tim mạch).
Các vật dụng khác ngoài túi thuốc nhưng có tác dụng chống chấn thương ví dụ như nên đi 2 đôi tất cùng lúc có thể tránh được chấn thương lật cổ chân; áo thun để thay, khăn lông; thanh socola năng lượng; chai nước điện giải; số điện thoại bác sĩ thể thao khi cần tư vấn.
Nên trang bị túi cứu thương cá nhân khi tập thể thao
Cách sơ cứu chấn thương trong thể thao
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ kỹ năng sơ cứu giúp chấn thương nhanh chóng hồi phục hơn và hạn chế các biến chứng về sau.
– Cần dừng các hoạt động chơi thể thao: Khi gặp chấn thương, người chơi ngay lập tức dừng các hoạt động chạy, nhảy, đi lại… để ngăn bị thương nghiêm trọng hơn.
– Chườm đá: Sử dụng một túi đá lạnh để chườm lên vị trí chấn thương nhằm giảm sưng và đau tạm thời, đối với chấn thương phần mềm. Nếu chấn thương gây chảy máu, cần rửa ngay bằng nước sạch.
– Băng bó: Cố định vị trí chấn thương bằng băng nẹp y tế chuyên dụng nhằm giảm các thương tích phát sinh trong quá trình di chuyển đến bệnh viện.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cho biết, việc trang bị các kiến thức về sơ cứu tại chỗ khi gặp chấn thương thể thao là một việc rất hữu ích, giúp phòng tránh các hậu quả về lâu dài cho cơ thể. Sau khi lành hẳn, đa số chấn thương thể thao đều gây đau nhức về sau, đặc biệt là bị thương nghiêm trọng. Trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, cơ bắp do các chấn thương thể thao trước đó gây ra. Với phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật, tác động trực tiếp đến dây thần kinh của các khớp xương, nắn chỉnh cột sống không những giúp giảm đau nhức mà còn cho phép bạn đủ sức khỏe và độ dẻo dai theo đuổi các môn thể thao yêu thích.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913