Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ
Home / Tài liệu tham khảo ngành Y Dược / Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ

Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ

Tên của các loại thuốc Tây hầu như được viết bằng tiếng Latin và rất khó đọc, khó nhớ. Sau đây là hướng dẫn cách đọc tên thuốc Tây và cách học tên thuốc dễ nhớ các sinh viên ngành Dược có thể tham khảo.

Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ

Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ

Dược sĩ Đỗ Thu, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc đọc và ghi nhớ tên thuốc đối với những người làm ngành Y Dược là rất quan trọng. Hầu như tên của các loại thuốc Tây đều được viết bằng tiếng Latinh rất khó đọc, khó nhớ. Vậy phương pháp học như thế nào để có thể ghi nhớ được tất cả? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc các tên thuốc Tây phiên âm ra tiếng Việt và cách ghi nhớ chúng sao cho dễ dàng.

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC TÊN THUỐC BẰNG CHỮ LATINH

Nguyên tắc viết và đọc các nguyên âm – phụ âm bằng Tiếng Việt  

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên tắc viết và đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng La tinh bằng tiếng Việt.

Bảng chữ cái Latin bao gồm có 24 chữ cái như sau:

Bảng chữ cái Latin

Bảng chữ cái Latin

Bảng chữ cái này được chia thành 2 loại gồm 6 nguyên âm a, e, i, o, u, y và 18 phụ âm b, c, d, f, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, z. Ngoài ra còn có thêm 2 chữ nữa: bán nguyên âm j và phụ âm đôi w.

Cách đọc và viết các nguyên âm và bán nguyên âm

  • Các chữ cái: a, i, u đọc giống tiếng Việt. VD: Kalium đọc là ka-li-um, Acidum đọc là a-xi-dum,…
  • Chữ e đọc thành chữ ê trong tiếng Việt. VD: Dividere đọc là đi-vi-đê-rê, Bene đọc là bê-nê,…
  • Chữ o đọc giống chữ ô trong tiếng Việt. VD: Cito đọc là xi-tô, Bibo đọc là bi-bô,…
  • Chữ y đọc như chữ uy trong tiếng Việt. VD: Amylum đọc là a-muy-lum, Pyramidonum đọc là puy-ra-mi-đô-num,…
  • Chữ j được như chữ i trong tiếng Việt: injection đọc là in-i-ếch-xi-o, Jucundus đọc là i-u-cun-đu-xờ,…

Cách đọc và viết những phụ âm

  • Các phụ âm đọc giống trong tiếng Việt: b, h, k, l, m, n, p, v. VD: Bibo đọc là bi-bô, Bonus đọc là bô-nu-xơ, hora đọc là hô-ra,…
  • Chữ c trước các chữ a, o, u đọc như chữ k và trước các chữ e, i, y, ae, oe đọc như chữ x trong tiếng Việt. VD: calor đọc là ca-lô-rờ, cutis đọc là cu-ti-xờ,…
  • Chữ d đọc giống chữ đ trong tiếng Việt. VD: Da đọc là đa, Dêcm, đọc là đê-xêm,…
  • Chữ f đọc như chữ ph trong tiếng Việt. VD: folium đọc là phô-li-um, Flos đọc là phờ-lô-xờ,…
  • Chữ g đọc như gh trong tiếng Việt. VD: Ghutta đọc là ghút – ta, Gelatinum đọc là ghê-la-ti-num,…
  • Chữ q luôn đi kèm với chữ u và đọc như chữ qu trong tiếng Việt. VD: Aqua    đọc là a-qua, Quantum satis đọc là quan-tum xa-ti-xờ,…
  • Chữ r đọc như chữ r trong tiếng Việt và phải rung lưỡi. VD: Rutinum đọc là ru-ti-num), Recipe đọc là rê-xi-pê,…
  • Chữ s đọc như chữ x trong tiếng Việt, ngoại trừ trường hợp nó đứng giữa 2 nguyên âm hoặc đứng giữa một nguyên âm và chữ m hay n thì đọc như chữ d trong tiếng Việt . VD: Serum đọc là xê-rum, Rosa đọc là rô-da,…
  • Chữ t vẫn đọc giống chữ t trong tiếng Việt, trừ khi nó đứng trước chữ i và kèm theo một nguyên âm nữa thì đọc như chữ x. Nếu chữ t, i và nguyên âm còn lại có 1 trong 3 chữ s, t, x thì vẫn đọc là t. VD: Stibium đọc là xờ-ti-bi-um, stibiPotio đọc là pô-xi-ô,…
  • Chữ x đầu từ đọc như chữ x trong tiếng Việt, đứng sau nguyên âm đọc như kd. VD: Xylenum đọc là xuy-lê-num, xylenRadix đọc là ra-đich-xờ,…
  • Chữ z đọc như chữ d trong tiếng Việt. VD: Zingiberaceae đọc là din-ghi-bê-ra-xê-e, Ozone đọc là o-dô-nê,…

Trên đây là hướng dẫn cách đọc tên thuốc trong tiếng Latin. Ngoài những từ có quy tắc đọc như trên, một số nguyên âm và phụ âm đặc biệt có cách đọc và viết riêng cụ thể như sau:

+ Nguyên âm kép, nguyên âm ghép

Nguyên âm kép gồm 2 nguyên âm đứng cạnh nhau và đọc thành một nguyên âm:

  • Ae đọc giống chữ e trong tiếng Việt. VD: Aequalis đọc là e-qu-a-li-xờ, Aether đọc là e-thê-rờ),…
  • Oe đọc như chữ ơ trong tiếng Việt .VD: Foetidus đọc là phơ-ti-đu-xờ, Oedema đọc là ơ-đê-ma,….
  • Au đọc như chữ au trong tiếng Việt. VD: Aurum đọc là au-rum, Lauraceae đọc là lau-ra-xê-e,…
  • Eu đọc như chữ êu trong tiếng Việt. VD: Neuter đọc là nê-u-tê-rờ, Seu đọc là sê-u,…
  • Những nguyên âm kép ae, oe nào mà có hai dấu chấm trên chữ e (ê) thì phải đọc tách riêng từng nguyên âm ra.VD: Aer  đọc là a-ê-rờ, Aloe đọc là a-lô-ê,…

Nguyên âm ghép: Đây là 2 nguyên âm đứng liền nhau đọc thành 2 âm với nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài. VD: Opium đọc là ô-pi-um, Unguentum đọc là un-gu-ên-tum,…

Phụ âm kép: Đây là 2 phụ âm đi liền nhau, phụ âm sau là h, đọc như phụ âm tương đương.

VD:

  • Ch đọc như kh trong tiếng Việt: Ochrea đọc là ô-khờ-rê-a, Cholera đọc là khô-lê-ra,…
  • Ph đọc như ph trong tiếng Việt: Camphora đọc là cam-phô-ra, Phiala đọc là phi-a-la,…
  • Rh đọc như phụ âm r trong tiếng Việt : Rheum đọc là rê-um, Rhizoma đọc là ri-dô-ma,…
  • Th đọc như phụ âm th trong tiếng Việt: Anthera đọc là an-thê-ra, Aetheroleum đọc là e-thê-rô-lê-um,…

Phụ âm ghép: Phụ âm ghép bao gồm 2 phụ âm đi liền nhau, phụ âm đầu đọc nhẹ, lướt nhanh sang phụ âm sau. VD: Bromum đọc là bờ-rô-mum, Natrium đọc là na-tờ-ri-um, Drupa đọc là đờ-ru-pa,…

Phụ âm đôi: Phụ âm đôi bao gồm 2 phụ âm giống nhau đi liền nhau, đọc một phụ âm cho âm tiết trước, một phụ âm cho âm tiết sau. VD: Gramma đọc là gờ-ram-ma, Gutta đọc là ghut-ta, Ferrum đọc là phêr-rum,…

Ngoài ra, chữ W không có trong bảng chữ cái Latin, đọc là v khi đứng trước nguyên âm hoặc từ có nguồn gốc tiếng Đức, đọc à u khi đứng trước phụ âm hoặc nếu có nguồn gốc tiếng Anh. VD: Fowler đọc là phô-u-lê-rờ, FowlerRawolfia đọc là rau-vô-lơ-phi-a,…

HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC NHỚ TÊN THUỐC NHANH CHÓNG

Với những sinh viên Cao đẳng Dược hay những người làm nghề Y Dược nói chung, việc ghi nhớ tên thuốc là rất quan trọng vì có ghi nhớ tên thuốc thì mới có thể tư vấn và kê đơn thuốc cho người bệnh được. Vậy làm thế nào để học ghi nhớ tên thuốc dễ dàng? Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Sử dụng sự trợ giúp của công nghệ.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, bạn có thể tra cứu toàn bộ các thông tin về thuốc bao gồm tên thuốc, đặc điểm, đặc tính, cách sử dụng… trên điện thoại hoặc máy tính. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và thuận tiện cho việc ghi nhớ tên thuốc nhanh hơn.

Học một cách chăm chỉ

Để nhớ được các tên thuốc thì bắt buộc bạn phải học thật chăm chỉ, nếu bạn không thông minh được như những người khác thì hãy học tập và làm việc nhiều hơn họ. Chỉ cần học nhiều thì chắc chắn bạn sẽ nắm vững và học thuộc hết tên các loại thuốc.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Đi làm thêm tại những hiệu thuốc

Phương pháp này không những giúp bạn nhớ nhanh được tên các loại thuốc mà còn rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng như tư vấn, bán hàng… đồng thời có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.

Trên đây là hướng dẫn cách đọc tên thuốc trong tiếng Latinh phiên âm bằng tiếng Việt và phương pháp học tên thuốc dễ nhớ dành cho các bạn sinh viên Y Dược. Chúc các bạn học tập hiệu quả.

Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913