Với thực tại dân số ngày càng gia tăng, ngày càng nhiều trẻ nhỏ chào đời đòi hỏi số lượng nữ hộ sinh tăng lên để phục vụ tại các bệnh viện cũng như các cơ sở Y tế trên toàn quốc.
- Nữ Hộ sinh là ai và cơ hội việc làm ngành Hộ sinh có tốt hay không?
- Có nên học ngành Hộ sinh sau khi tốt nghiệp THPT hay không?
- Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh năm 2018 cần những gì?
Học Cao đẳng Hộ sinh ra trường làm những công việc gì?
Giới trẻ hiện nay đã bắt đầu có tầm nhìn về sức khỏe sinh sản và các chế độ chăm sóc sinh sản. Bằng chứng là trên mạng xã hội ngày càng nhiều fan page ra đời chia sẻ về chế độ chăm sóc bà bầu, chăm sóc bà mẹ sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc hội các bà mẹ bỉm sữa. tại đó các bà mẹ trẻ chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những tích lũy của bản thân về vấn đề sức khỏe sinh sản. Chúng ta cùng trao đổi với các giảng viên chuyên ngành nữ Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội về vấn đề này.
Thưa giảng viên, học Cao đẳng Hộ sinh sau khi ra trường làm những công việc gì?
Công tác đầu tiên những nữ hộ sinh được phép làm đó là thực hiện những thủ thuật sản khoa như khám kiểm tra viêm nhiễm phụ khoa, chăm sóc các vấn đề về điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, cách phòng ngừa các bệnh phụ khoa trong quá trình mang thai, tư vấn và đặt dụng cụ tránh thai,…
Sau khi ra trường, các nữ Hộ sinh cao đẳng có đầy đủ những kiến thức có thể làm việc tại những trạm y tế xã, phường, các cơ sở Y tế, bệnh viện tuyến địa phương đến trung ương, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng… tại đây, các Hộ sinh với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sản phụ, trợ giúp các bác sĩ theo dõi những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai để có phương pháp xử lý tốt nhất.
Ngoài việc thực hiện chuyên môn chính, chuẩn bị dụng cụ để thực hiện những ca sinh nở, các nữ Hộ sinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, chăm sóc về tinh thần để thai phụ an tâm và có quá trình chuyển dạ an toàn, giúp các thai phụ ổn định tâm lý. Hơn nữa, sau kỳ sinh nở, nữ hộ sinh có nhiệm vụ truyền tải, hướng dẫn sản phụ cách chăm sóc con, cách tắm và sệ sinh cho con, cách cho con bú, theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ và bé trong quá trình nằm viện để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và các bà mẹ sau sinh.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một trong những công tác nữa được biết đến của nữ hộ sinh đó là nhiệm vụ bảo quản, vận hành các dụng cụ máy móc, trang thiết bị vận hành chuyên khoa, thuốc… theo đúng sự phân công của trưởng khoa. Giữ gìn khu vực, phòng đỡ đẻ… sạch sẽ, khử trùng các dụng cụ theo đúng quy định.
Thực hiện các Y lệnh của bác sĩ điều trị, ghi chép đầy đủ các diễn biến của sản phụ, phiếu chăm sóc, liên tục theo dõi tình trạng sản phụ. Nữ hộ sinh có trách nhiệm chịu trách nhiệm nhận và bàn giao sản phụ theo đúng quy trình thực hiện
Đôi khi chúng ta còn gặp những hình ảnh Nữ Hộ sinh tham gia nghiên vào công tác cứu khoa học và hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa. Hình ảnh các Nữ hộ sinh tham gia công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho sản phụ tại bệnh viện và cộng đồng theo sự phân công không còn là sự lạ lẫm nữa.
Thưa giảng viên, thời gian đào tạo đối với ngành Cao đẳng Hộ sinh là bao lâu ạ?
Hầu hết các cơ sở đào tạo y dược của chúng ta hiện nay có đào tạo chuyên ngành Hộ sinh, hệ cao đẳng chính quy là 3 năm. Với thời gian đào tạo ngắn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm được thời gian, công sức của mình. Hơn thế nữa sẽ giúp các bạn sinh viên tận dụng được các cơ hội việc làm hiện tại cũng như là trong tương lai.
Tư vấn tuyển sinh ngành Cao đẳng Hộ sinh năm 2018
Thưa cô, hiện tại em được biết Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cũng là một trong những trường đào tạo ngành Cao đẳng Hộ sinh, cho em hỏi chất lượng đào tạo của trường như thế nào?
Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều trường đào tạo ngành Cao đẳng Hộ sinh, chính vì lý do như vậy nên trước khi quyết định theo học tại một địa chỉ trường học nào việc đầu tiên các bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ về trường đó. Vậy các bạn nên quan tâm vấn đề nào khi tìm hiểu về trường mình sẽ theo học?
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là cơ sở vật chất của trường có đảm bảo cho quá trình học tập hay không? Một trường đảm bảo về cơ sở vật chất là ngôi trường có hệ thống các phòng học lý thuyết và thực hành đáp ứng được các buổi học của sinh viên. Ngoài ra, trong các phòng học thực hành phải được trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho chuyên ngành.
Vấn đề thứ hai, đó là trường có đội ngũ giảng viên uy tín, kinh nghiệm và phương pháp truyền đạt dễ hiểu để mang đến cho sinh viên những giờ học lý thú và dễ hiểu. Để sau khi ra trường các bạn sinh viên có thể tích lũy vốn kiến thức chuyên ngành sẵn sàng tay nghề để làm việc.
Tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, các em có đầy đủ điều kiện cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giảng viên để đảm bảo quá trình giảng dạy được tốt nhất. Hiện nay, tại Hà Nội, trường là một trong những địa điểm uy tín hàng đầu để các bạn có thể lựa chọn theo học.
Năm 2018 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh các ngành Cao đẳng Y Dược chính quy theo hình thức xét tuyển thẳng thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại link: >>Xét tuyển Cao đẳng Y Dược trực tuyến.
Tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh chính quy năm 2018
Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Cao đẳng Y Dược về địa chỉ đào tạo của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại:
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913