Ngành Y tế Việt Nam đã có sự thay đổi các chính sách Y tế để phù hợp hơn với thời đại, tuy nhiên vẫn còn có những câu chuyện đau lòng liên quan đến ngành Y tế trong năm 2017.
- Gợi ý 10 điểm đi chơi Noel lý tưởng nhất tại Hà Nội cho các bạn sinh viên
- Mức lương của Điều dưỡng viên Việt Nam làm việc tại Nhật Bản hay CHLB Đức cao hơn?
- Học sinh có học lực trung bình khá nên học những ngành nghề nào?
Việt Nam thay đổi chính sách dân số sau hơn 20 năm
Việt Nam thay đổi chính sách dân số sau hơn 20 năm
Bác sĩ , Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn hiện đang công tác và giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện nay một người trẻ của Việt Nam phải cõng trên lưng chi phí hưu trí và chăm sóc cho 4 người già, dân số già hóa nhanh chóng chính là nguyên nhân khiến Việt Nam thay đổi chính sách dân số sau hơn 20 năm duy trì chính sách giảm sinh.
Một điều đáng báo động chính là Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tốc độ già hóa nhanh hơn nhiều lần so với các nước phát triển. Tỷ lệ sinh thấp, đặc biệt ở khu vực thành thị, dẫn đến số người già nhiều hơn người trẻ. Điều này làm tăng gánh nặng cho ngành Y tế nhưng cũng giúp cho những sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh tìm kiếm được việc làm với mức thu nhập hấp dẫn sau khi ra Trường.
Liên tiếp xuất hiện những ca tai biến Y khoa nặng nề
Theo thống kê, năm 2017 là năm đánh dấu nhiều tai biến Y khoa nghiêm trọng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế. Tai biến Y khoa đầu tiên xuất hiện chính là ca chạy thận định mệnh đã cướp đi mạng sống của 8 bệnh nhân và để lại nỗi đau quá lớn cho người ở lại. Sau vụ tai biến, hầu hết các cơ sở Y tế trên cả nước có chạy thận nhân tạo đều thanh tẩy dịch lọc thận, hệ thống xử lý nước, quả lọc thận, dây máu, kim chọc, các loại thuốc chống đông, quy trình vận hành máy… để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Tai biến thứ hai cũng nghiêm trọng không kém chính là 4 em bé sinh non tháng đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn. Kết quả cấy vi khuẩn trên bề mặt giường nằm của các bé, trên tay của y bác sĩ… phát hiện loại vi khuẩn kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, đây là lần đầu tiên một bệnh viện ở Việt Nam xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn gây hậu quả hết sức nặng nề. Điều này chính là lời chuông cảnh tỉnh đối với các Bệnh viện cũng như người dân khi tự ý sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.
Liên tiếp xuất hiện những ca tai biến Y khoa nặng nề
Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất trong 10 năm qua
Theo thống kê được đăng tải trên trang tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết năm 2017 là dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất trong 10 năm qua tại ở Hà Nội. Dịch hoành hành ở thủ đô trong hai tháng 7-8, tốc độ lan nhanh gấp 700 lần so với cùng kỳ năm trước. Gần 25.000 người mắc bệnh, bảy người tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thêu hiện đang giảng dạy lớp Y sĩ Đa khoa tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, bình thường chủng virus gây sốt xuất huyết chỉ là chủng D1, D2, nhưng đến năm nay xuất hiện thêm cả type D3, D4. Điều này khiến công tác phòng và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
Những bất cập trong đấu thầu giá thuốc tại các Bệnh viện được bộc lộ
Sau rất nhiều những bê bối liên quan đến việc đấu thầu giá thuốc, để khắc phục tình trạng này Bộ Y tế ban hành thông tư số 11 phân cấp đấu thầu. Từ năm 2016 đến nay Bộ Y tế tiến hành đấu thầu tập trung 5 nhóm thuốc, đàm phán giá 8 loại thuốc, Sở Y tế địa phương đấu thầu 106 mặt hàng. Các cơ sở khám chữa bệnh có thể đấu thầu tập trung tại Sở hoặc đấu thầu riêng lẻ các loại thuốc còn lại theo nhu cầu.
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Dược tại Hà Nội nhận định, việc phân cấp đấu thầu thuốc tập trung giúp giảm giá thuốc, tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Các đơn vị trúng thầu cung cấp thuốc phải đảm bảo đủ hàng cung ứng cho thị trường để tránh tình trạng thiếu hụt dẫn đến khan hiếm nguồn Dược phẩm.
38 bệnh viện tuyến Trung ương liên thông kết quả Xét nghiệm
38 bệnh viện tuyến Trung ương liên thông kết quả Xét nghiệm
Việc phải làm Xét nghiệm nhiều lần tại nhiều Bệnh viện khiến cho bệnh nhân mất rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc, để khắc phục tình trạng này, từ ngày 1/8, Bộ Y tế thí điểm thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm tại 38 Bệnh viện tuyến Trung Ương, sau đó từng bước mở rộng, xây dựng các danh mục xét nghiệm.
Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng 38 bệnh viện tuyến trung ương, 492 bệnh viện tuyến tỉnh, 645 bệnh viện huyện và 31 bệnh viện ngành. Tuy nhiên, chất lượng Xét nghiệm giữa các cơ sở điều trị và giữa các tuyến điều trị chưa đồng đều vì thế các Bệnh viện không công nhận kết quả Xét nghiệm của nhau khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian và khá tốn kém. Theo lộ trình chậm nhất đến năm 2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương. Đến năm 2020 liên thông với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành. Năm 2025 sẽ liên thông phạm vi toàn quốc.
Để thực hiện được điều này, việc bổ sung cũng như tăng cường và nâng cao trình độ của các Kỹ thuật viên Xét nghiệm là điều cần thiết. Điều này cũng hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở cho các sinh viên sau khi học Cao đẳng Xét nghiệm hệ chính quy.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913