Thời gian ôn thi môn Tiếng Anh chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 không còn nhiều vậy thí sinh cần làm gì để đạt được điểm cao trong bài thi này?
- NV1 không trúng tuyển vào trường CAND có thể xét tuyển vào trường khác không?
- Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Toán Trường Đại học Ngoại Thương năm 2018
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thí sinh được cộng điểm ưu tiên như thế nào?
Điểm lưu ý để đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Để giúp thí sinh chuẩn bị tốt nhất cho bài thi môn Tiếng Anh trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp những điểm cần lưu ý trong quá trình làm bài thi môn Tiếng Anh chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Điểm lưu ý để đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Hệ thống hóa kiến thức theo từng phần
Để nắm vững kiến thức, thí sinh lưu ý học sinh nên ôn tập theo từng dạng bài có trong đề thi:
- Về ngữ pháp: Gồm toàn bộ các kiến thức cơ bản có trong chương trình PTTH, trong đó có: Các thì, từ vựng (cụm động từ, cụm danh từ, giới từ,…), câu điều kiện, câu trực tiếp, gián tiếp, câu bị động, câu đảo ngữ, câu mệnh đề quan hệ, câu rút gọn (dạng chủ động và bị động), các cấu trúc nhấn mạnh…và đặc biệt là câu giả định (subjunctive) và liên từ nối (linking word). Bởi khi bạn chắc ngữ pháp đồng thời với việc bạn sẽ làm tốt cả bài sửa lỗi sai và bài viết lại câu.
- Về phát âm và trọng âm: Thí sinh cần thuộc quy tắc đánh trọng âm của các từ 2 âm tiết, một số đuôi đặc biệt (VD: đuôi –tion, đuôi –ee,…) và quy tắc phát âm của đuôi “s/es”, đuôi “ed”.
- Với phần đọc hiểu: Thí sinh cần học lại toàn bộ từ mới và tập đọc, dịch lại toàn bộ các bài đọc trong SGK của cả lớp 10, 11 và 12. Vì hầu hết các bài đọc trong SGK đều theo chủ điểm, nên khi học từ và đọc lại bài, học sinh sẽ nhớ một lượng từ nhất định và có khái niệm cụ thể về từng chủ đề. Nhờ vậy, học sinh sẽ đọc nhanh hơn và đoán từ tốt hơn.
- Với phần từ đồng nghĩa và trái nghĩa: Quan trọng nhất khi làm dạng bài này là phải biết từ. Việc học từ có thể được tích lũy trong quá trình ôn bài đọc hiểu.
Thí sinh cũng cần lưu ý tránh những lỗi sai phổ biến
Tránh xa các lỗi phổ biến
Rất nhiều thí sinh đã chia sẻ rằng, họ thường gặp khó khăn khi làm một số dạng bài dưới đây:
- Cụm động từ (phrasal verb): Đây được coi là phần khó nhất trong bài, đòi hỏi học sinh phải học thuộc từng cụm (trong thời gian nước rút tốt nhất nên học những cụm động từ của: get, take, put, go, let…).
- Bài đọc: Nhiều bạn gặp trở ngại trong phần này do kĩ năng làm bài đọc kém, hay hấp tấp, và đặc biệt là vốn từ vựng còn nghèo nàn.
- Viết lại câu hoặc dùng từ gợi ý viết lại câu hoàn chỉnh: Do chưa vững về cấu trúc câu, không đọc cẩn thận từng đáp án đề bài cho, không để ý “bẫy” được cài cắm trong các đáp án sai nên học sinh cũng hay sai phần bài này.
- Sửa lỗi sai: Nhiều học sinh lúng túng không thể lựa chọn được đáp án, bởi các bạn thường không để ý đến cách sửa câu sai, quá tập trung vào phần dịch nghĩa mà quên đi phương pháp để làm dạng câu này.
- Bài trọng âm và phát âm, cũng làm các bạn yếu phần nói, và yếu phần phát âm sợ bài này.
- Bài đồng nghĩa và trái nghĩa, do lượng từ kém, không đọc kĩ đề bài và nội dung cảu cả câu, cũng dễ khiến học sinh mất điểm của bái này.
Khắc phục điểm chủ quan
Khi làm bài, học sinh cần đọc cẩn thận từng câu hỏi, không được bỏ sót bất cứ yêu cầu nào của câu hỏi. Phải xoá ngay những đáp án sai để không lựa chọn nhầm câu trả lời. Riêng đối với bài sửa lỗi sai, học sinh cần phải bỏ đi các đáp án đúng, đây cũng là kinh nghiệm làm bài thi môn Toán mà Thạc sĩ Toán học Nguyễn Trường Giang giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.
Học sinh nên chủ động luyện tập các loại bài tập mà hiện bạn đang yếu hoặc hay sai (chú ý là thời điểm này phải làm dạng câu hỏi trắc nghiệm chứ không phải dạng câu hỏi tự luận) bằng cách liên hệ hoặc nhờ giáo viên tiếng Anh tìm giúp các dạng bài tập này.
Mẹo làm bài thi môn Tiếng Anh hiệu quả
Mẹo làm bài thi môn Tiếng Anh hiệu quả
Với một số dạng câu hỏi đặc thù, bạn nên học mẹo để làm cho nhanh, tiết kiệm thời gian cho các phần khác. Thí sinh cần chú ý một số điểm sau:
- Bài đọc: Rèn kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc lấy thông tin (scanning). Hai kỹ năng này sẽ giúp học sinh hiểu được ý chính của bài một cách nhanh nhất. Phương pháp đúng là: đọc tiêu đề bài, đọc câu đầu và cuối mỗi đoạn, sau đó, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (keyword) của câu hỏi, rồi quay lại đoạn văn để tìm gợi ý (clues).
- Viết câu và viết lại câu: Học sinh phải dịch được câu chủ, tìm các đáp án sai để gạch bỏ. Khi chọn được đáp án, phải ra soát lại xem câu đó còn lỗi sai về ngữ pháp nào nữa hay không.
- Điền từ: Cần chắc về ngữ pháp, giới từ và dạng từ.
- Hội thoại (speaking – 2 câu): Cần tập trung vào các cách đặt câu hỏi và trả lời của các loại câu như yêu cầu, mời, sai bảo, ra lệnh, khen ngợi…
Ngoài ra, để đạt được điểm cao nhất định, các bạn cần học các dạng: câu giả định (1 câu), câu điều kiện (1 câu), câu bị động (1-2 câu), câu trực tiếp – gián tiếp (1-2 câu), câu đảo ngữ (1-2 câu), câu mệnh đề quan hệ, câu nhấn mạnh…
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp thí sinh chuẩn bị tốt nhất cho bài thi môn Tiếng Anh sắp tới.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913