Bệnh cúm A diễn biến khó lường và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị đúng cách, vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc cúm A là gì và khi nào cần đưa trẻ đi viện?
- Danh sách các nhóm thuốc tối thiểu cần có trong Nhà thuốc
- Sau khi hiến máu bao lâu thì có kết quả xét nghiệm?
- Sử dụng thuốc kê đơn: 6 sai lầm phổ biến cần tránh
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc cúm A và khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Bác sĩ Bùi Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên. Trẻ có thể nhiễm virus cúm A/H1N1 nếu tiếp xúc với bệnh nhân đã mang trong người mầm bệnh này, đặc biệt nếu người đó đang ho hoặc hắt hơi hoặc dùng chung đồ đạc với người bị mắc cúm A.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc cúm A
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng mắc cúm A ở trẻ gần giống với triệu chứng của cúm mùa. Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt (không thường xuyên)
- Ho
- Đau họng
- Mắt đỏ
- Đau người
- Đau đầu
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Chóng mặt
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
Phụ huynh có thể dựa vào nhiệt độ cơ thể của trẻ để phân biệt triệu chứng của cúm A ở trẻ với hiện tượng cảm lạnh thông thường. Nếu trẻ sốt độ ngột và nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C (với trẻ trên 3 tháng tuổi) và trên 38,8 độ C (với trẻ 1 tuổi trở lên) và trẻ cảm thấy đau nhức toàn thân, thì rất có khả năng đó là triệu chứng mắc cúm A/H1N1. Triệu chứng ho và sổ mũi cũng là một trong những triệu chứng của cúm A nhưng nếu trẻ chỉ có triệu chứng này trong một ngày và chuyển sang sốt thì có khả năng là trẻ chỉ bị cảm lạnh thông thường.
Các triệu chứng trẻ bị cúm A
Khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur khuyến cáo khi phụ huynh nghi ngờ trẻ bị cúm A hoặc cúm thông thường cần đưa trẻ đi đến viện ngay, đồng thời gọi cho bác sĩ nếu như trẻ có các biểu hiện sau:
- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt 38 độ C hoặc hơn.
- Nếu trẻ 3 tháng tuổi – 3 tuổi và sốt 38,6 độ C hoặc hơn.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước, từ chối bú mẹ, bú sữa hoặc uống nước.
- Trẻ bị sốt kèm phát ban.
- Trẻ quấy khóc nhiều (những biện pháp dỗ dành thông thường như cho bú, bế ẵm, đung đưa đều không có tác dụng).
- Triệu chứng nghiêm trọng hơn (sốt cao hơn kèm ho nặng hơn).
- Thở nhanh và thở khó.
Để phòng ngừa cúm A cho trẻ thì biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng cúm A. Ngoài ra cần thực hiện một số biện pháp khác để phòng cúm A cho trẻ như: rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên; không cho trẻ gần gũi với những người đang bị cúm; hạn chế cho trẻ ra ngoài, những nơi đông người hoặc tiếp xúc với người lạ.
Bệnh cúm A nếu không được điều trị kịp thời và điều trị đúng cách có thể diễn biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do vậy phụ huynh cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị cúm A để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913