Với những đặc thù mà ngành Hộ sinh mang lại cho bà mẹ và trẻ em, đây được coi là một ngành học “hạnh phúc” và mang đầy tính nhân văn trong ngành Y tế.
- Xã hội cần có cái nhìn cởi mở hơn đối với các cán bộ Y tế
- Ước mơ dang dở đã đưa tôi trở thành một Điều dưỡng viên chuyên nghiệp
- Điều dưỡng viên phải biết cảm thông với nỗi đau của người bệnh
“Nghề Hộ sinh” nghề hạnh phúc nhất trong tất cả các nghề hạnh phúc
Bác sĩ, Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, ngành Y tế muốn thực hiện tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì không thể thiếu đi đội ngũ Điều dưỡng viên và Hộ sinh. Điều dưỡng, Hộ sinh đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và đưa các dịch vụ chăm sóc hướng về cộng đồng nhằm cải thiện nâng cao đời sống, sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn …
Để thực hiện được chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thì việc phát triển cũng như nâng cao trình độ của các nữ Hộ sinh Trung cấp và tăng cường đào tạo Cao đẳng Hộ sinh chính quy là điều vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện tại.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành Hộ sinh
Vai trò của các nữ Hộ sinh trong chăm sóc bà mẹ và trẻ em
Hiện nay, nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ mang thai đó là Bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa và nữ Hộ sinh. Họ chính là những người đồng hành cùng người mẹ từ khi mang thai đến khi em bé được chào đời khỏe mạnh. Họ hiểu được từng cơn đau quặn thắt, họ rơi nước mắt khi một đứa trẻ vừa chào đời đã vội vĩnh biệt cuộc sống và nở nụ cười hân hoan cùng gia đình sản phụ khi mẹ tròn con vuông, họ thầm lặng làm tiếp công việc của mình sau khi một đứa trẻ bình an ra đời.
Theo những thông tin được đăng tải trên chuyên trang Liên thông Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội năm 2018, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do Điều dưỡng viên cũng như nữ Hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của dịch vụ y tế”. Vai trò của người nữ Hộ sinh sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí nơi họ công tác, từ trạm y tế xã hay bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Nữ Hộ sinh là những người có vai trò rất lớn trong ngành Y tế
Những công việc chính của các nữ Hộ sinh
Nữ Hộ sinh Đinh Thị Hồng Nhung sinh viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ: Công việc của người nữ Hộ sinh thường là chăm sóc, tư vấn trước sinh cho thai phụ, phát hiện những những rối loạn sinh lý thông thường và đề ra những kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng trường hợp; là người trực tiếp theo dõi diễn biến cuộc chuyển dạ, chăm sóc những nhu cầu sinh lý cơ bản cho thai phụ, cảm thông chia sẻ tạo cảm giác an toàn cho thai phụ và cùng giúp thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ một cách toàn vẹn, đồng thời phát hiện những biến chứng, những dấu hiệu bất thường sớm nhất để xử lý kịp thời những tai biến xảy ra cho thai phụ, hạn chế được tử vong.
“Ngoài những công việc trên, người nữ Hộ sinh còn có vai trò chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục sức khỏe cho không chỉ cho người phụ nữ mà còn trong các gia đình và cộng đồng, chăm sóc liên quan đến sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa hàng năm, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc mãn kinh, công việc này bao gồm giáo dục tiền sản, chuẩn bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu cho người phụ nữ trước khi làm mẹ” bạn Hồng Anh sinh viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng ngành Hộ sinh tại Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.
Cho dù với vai trò nào, công việc như thế nào thì mục đích chính mà người nữ Hộ sinh cần thực hiện chính là mang đến hạnh phúc cho các gia đình cũng như chăm sóc phục hồi sức khỏe và chăm sóc để em bé sơ sinh có thể phát triển khỏe mạnh. Có niềm hạnh phúc nào bằng việc nhìn thấy một thiên thần được chào đời khỏe mạnh, hạnh phúc nào sánh bằng khi được giúp đỡ những người phụ nữ khác hạnh phúc. Đây chính là lý do khiến cho “Nghề Hộ sinh” nghề hạnh phúc nhất trong tất cả các nghề hạnh phúc.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913