Thành lập Nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ theo học ngành Dược. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ hướng dẫn thành lập nhà thuốc bán lẻ theo kinh nghiệm của một Dược sĩ đã có nhiều năm trong nghề.
- Nhà thuốc GPP cần có những hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn nào?
- Cách sắp xếp hàng hóa tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP
- Thời gian xét tuyển Cao đẳng Dược tại Hà Nội năm 2021
Hướng dẫn Dược sĩ thành lập nhà thuốc bán lẻ
Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc và các dược phẩm bảo vệ sức khỏe của người dân là rất lớn, chính vì vậy lĩnh vực bán lẻ thuốc là lĩnh vực rất tiềm năng. Chính vì thế rất nhiều Dược sĩ có mong muốn mở quầy thuốc, nhà thuốc để lập nghiệp.
Đối với các bạn trẻ mới chập chững vào nghề, trong tay một số vốn ít ỏi, bạn đang không biết phải bắt đầu từ đâu, làm gì. Ban biên tập Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin chia sẻ bài viết tổng hợp theo kinh nghiệm của một Dược sĩ đã ra trường có nhiều năm trong nghề để các bạn tham khảo. Nội dung sau được Dược sĩ Nguyên Bảo chia sẻ và ban biên tập Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur biên tập lại.
Chuẩn bị mặt bằng mở nhà thuốc
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là những yếu tố rất cần thiết để thành công trong bất cứ công việc gì. Yếu tố địa điểm mở nhà thuốc có vai trò quyết định lớn trong thành công của kinh doanh nhà thuốc. Bạn nên tìm cho mình vị trí khu đông dân cư, đường thông thoáng, tránh nơi chùa chiền.
Mặt bằng: tối thiểu ngang cũng phải 4m và dài 10m (yêu cầu tối thiểu 10m2). Yêu cầu phải có hợp đồng thuê nhà có phường xã ký và đóng dấu. Bạn cũng có thể ra văn phòng công chứng làm. Sau đó yêu cầu photo sổ đỏ và hóa đơn điện nước để đi xin giấy phép kinh doanh.
Bằng cấp cần có để mở quầy thuốc, nhà thuốc
Để mở quầy thuốc, nhà thuốc, yêu cầu người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh cần có bằng cấp chuyên môn ngành Dược (đối với nhà thuốc thì cần có bằng đại học dược, đối với quầy thuốc cần có bằng Trung cấp Dược trở lên) và chứng chỉ hành nghề.
Sau đó bạn mang chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ photo, hóa đơn điện nước lên UBND nơi mở đăng ký giấy phép kinh doanh.
Trong khi chờ đợi có giấy phép kinh doanh thì hãy đóng tủ thuốc và bảng hiệu.
Bảng hiệu phải đạt 7/9 thông tin cần thiết sau.
- Tên Cơ sở
- Địa chỉ cơ sở
- Tên người quản lý chuyên môn
- Phạm vi kinh doanh: bán lẻ các loại thuốc thành phẩm
- Phạm vi hành nghề: Nhà thuốc tư nhân
- Số điện thoại người quản lý
- Thời gian hoạt động
- Số giấy phép kinh doanh
✅ Khi đã có giấy phép kinh doanh cầm qua bên Thuế xin cấp mã số thuế.
✅ Sau khi đã có mã số thuế thì bạn cầm tất cả những giấy tờ và bằng cấp trên lên sở y tế làm hồ sơ thành lập nhà thuốc. Sau khi thẩm định đạt, bạn sẽ được cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh Dược và giấy đạt chuẩn GPP thì lúc đó bạn mới có thể hoạt động được.
Hướng dẫn thủ tục thành lập nhà thuốc, quầy thuốc
Hồ sơ xin thẩm định đạt chuẩn GPP bao gồm:
- Bằng cấp
- CCHN
- Giấy phép kinh doanh
- Bộ hồ sơ xin thẩm định GPP. S.O.P Cái này các bạn download trên web của sở y tế rồi tự chấm điểm sau đó bỏ vào bộ hồ sơ (bản tự chấm điểm cơ sở, bản kê khai nhân sự, hợp đồng lao động của nhân viên, bản kê khai vật tư trong nhà thuốc….) và không quên đóng 1tr phí thẩm định.
- Và bản đăng ký bán thuốc hạn chế (cái này mới có)
Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Trong khi chờ đợi thẩm định thì việc sắp xếp trong nhà thuốc chờ đoàn thẩm định đến (khi tiếp đoàn không quên phong bì để bỏ qua thiếu sót)
- Các tủ thuốc cần phân ra 5 khu rõ ràng tránh nhầm lẫn : Khu thuốc kê đơn, Thuốc không kê đơn, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Vật tư y tế.
(còn các bạn tự phân ra nhóm tiêu hóa, tim mạch, kháng sinh, hay thuốc từ dược liệu… đó là tự cách sắp xếp trong quầy của các bạn chứ Sở y tế không yêu cầu điều đó……)
- Không quên có 1 tủ nhỏ gọi là khu biệt trữ hay gọi là hàng chờ xử lý.
- Khu ra lẻ hay tủ ra lẻ thuốc
- Bàn hướng dẫn và tư vấn
- Bao bì ra lẻ phải có tên thuốc, hàm lượng, hướng dẫn uống và dặn dò.
- Máy đo nhiệt độ – độ ẩm tự ghi (nhớ cài đặt trên máy tính và cách sử dụng)
- Tài liệu tra cứu: các văn bản quy chế, tra cứu chuyên môn.
- Máy lạnh
- Khu rửa tay
- Cân sức khỏe và máy đo huyết áp (có càng tốt không bắt buộc )
– Chuẩn bị Sổ sách ghi chép nhà thuốc S.O.P: Ad biết tối thiểu 5 S.O.P mà bạn này kê 1 loạt cả thiếu cả thừa nên các bạn xem lại.
- Sổ vệ sinh nhà thuốc
- Sổ kiểm soát chất lượng thuốc
- Sổ theo dõi nhiệt độ – độ ẩm (cái này hình như bỏ sau khi có nhiệt kế tự ghi)
- Sổ giải quyết khiếu nại thu hồi thuốc
- Sổ theo dõi tác dụng phụ (Ad ko thấy)
- Sổ đào tạo nhân viên (Ad không thấy)
- Sổ ghi chép đơn thuốc không hợp lệ, Ad thấy có thêm sổ lưu đơn.
* Sổ ghi chép thuốc hạn chế bán (Ad không thấy)
– Máy tính: có phần mềm GPP
– Bình Phòng cháy chữa cháy.
– Bảng tên đeo của nhân viên và Quản lý chuyên môn
– Nhân viên đứng bán :
- Kinh nghiệm và giao tiếp tốt
- Luôn mặc áo blouse
- Gọn gàng : đầu tóc cột, không sơn móng tay lòe loẹt, không đeo vàng thái quá
- Ăn nói nhẹ nhàng, luôn cười và phải biết cám ơn và xin lỗi
- Nói những điều cần nói tránh lan man
- Luôn cập nhật kiến thức
– Tất cả việc trên nhìn nhiều vậy chứ làm rất dễ dàng. Hãy tự mình làm để có kinh nghiệm và tạo mối quan hệ trong quá trình làm.
Sau khi làm đầy đủ tất cả các bước trên thì trong tay bạn đã phải cầm:
– CCHN
– Giấy phép kinh doanh
– Mã số thuế
– Giấy đủ điều kiện kinh doanh dược
– Giấy đạt chuẩn GPP
Bắt đầu lựa chọn nguồn hàng thích hợp và bắt tay vào các công việc còn lại.
Đào tạo Dược sĩ theo mô hình Nhà thuốc thực tế
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm thành lập nhà thuốc bán lẻ. Nếu bạn yêu thích ngành Dược và muốn mở quầy thuốc thì có thể đăng ký học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với các hệ đào tạo: Chính quy, liên thông Cao đẳng Dược, văn bằng 2 Cao đẳng Dược, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng.
Thí sinh đăng ký trực tuyến tại link:
Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur theo thông tin sau:
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913