Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn cần có tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP gồm những gì là thông tin Dược sĩ Nhà thuốc cần nắm được để thực hiện đúng quy định của Pháp luật.
- Danh mục 200 tên thuốc biệt dược và công dụng của nó
- Hướng dẫn Dược sĩ cách trang trí quầy thuốc tây chuẩn đẹp thu hút khách hàng
- Cách sắp xếp hàng hóa tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Nhà thuốc GPP cần có những hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn nào?
Ban biên tập Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin tổng hợp thông tin quy định về hồ sơ, sổ sách và các tài liệu chuyên môn cần có tại Nhà thuốc GPP, các Dược sĩ có thể tham khảo sau đây.
Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn cần có tại Nhà thuốc, quầy thuốc GPP
Cụ thể thông tin về hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được quy định chi tiết tại Tiểu mục 4 Mục II Phụ lục I – 1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Thông tin như sau:
Cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP phải có tài liệu hoặc có phương tiện tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
Phải có sổ sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và các thông tin khác có liên quan, bao gồm:
– Thông tin thuốc: Tên thuốc, số Giấy phép lưu hành/Số Giấy phép nhập khẩu, số lô, hạn dùng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, điều kiện bảo quản.
– Nguồn gốc thuốc: Cơ sở cung cấp, ngày tháng mua, số lượng;
– Cơ sở vận chuyển, điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;
– Số lượng nhập, bán, còn tồn của từng loại thuốc;
– Người mua/bệnh nhân, ngày tháng, số lượng (đối với thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất);
– Đối với thuốc kê đơn phải thêm số hiệu đơn thuốc, người kê đơn và cơ sở hành nghề.
Đến 01/01/2019, nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.
Hồ sơ hoặc sổ sách của cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP phải được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ khi hết hạn dùng của thuốc. Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt (bệnh nhân mạn tính, bệnh nhân cần theo dõi….) đặt tại nơi bảo đảm để có thể tra cứu kịp thời khi cần;
Trường hợp cơ sở có kinh doanh thuốc phải quản lý đặc biệt, phải thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 và các văn bản khác có liên quan.
Các loại hồ sơ sổ sách cần có tại Nhà thuốc GPP
Các văn bản quy trình thao tác chuẩn tại Nhà thuốc
Các Nhà thuốc GPP phải xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
- Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê đơn;
- Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê đơn;
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn;
- Các quy trình khác có liên quan.
Trên đây là một số thông tin Dược sĩ cần nắm được về hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn cần có tại cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tìm đọc thêm Thông tư 02/2018/TT-BYT.
Nếu bạn yêu thích lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, bạn có thể đăng ký học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Hiện nay Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có đào tạo các lớp Cao đẳng Dược chính quy, văn bằng 2 Cao đẳng Dược, liên thông Cao đẳng Dược tại Hà Nội dành cho nhiều đối tượng khác nhau.
Đào tạo Cao đẳng Dược theo mô hình Nhà thuốc thực tế
Để đăng ký học, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến tại đường link:
Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại:
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913