Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ngày nay, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Vậy người bệnh đau dạ dày nên ăn gì để tránh những cơn đau tái phát?
- Điều dưỡng viên hướng dẫn kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh
- Dị ứng thuốc là gì và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc?
- Một số chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao
Bệnh đau dạ dày gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn… khiến người bệnh mệt mỏi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chế độ sinh hoạt và ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bệnh.
Nguyên nhân gây ra đau dạ dày là gì?
Theo thống kê hiện nay, bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến ở người Việt. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày, trong đó những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như: nhiễm khuẩn HP; lạm dụng thuốc Tây quá đà; Căng thẳng, stress kéo dài; sử dụng rượu bia, thuốc là và các chất kích thích; các thói quen xấu trong sinh hoạt khác như ăn quá no hoặc quá đói, khi vừa ăn vừa đọc sách hoặc là xem tivi, hay là ăn quá khuya, và sử dụng thực phẩm bẩn…
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, người bệnh đau dạ dày thường có những triệu chứng như sau:
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn
- Ăn không ngon miệng, cảm giác bị chướng bụng.
- Xuất huyết dạ dày: xảy ra khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.
- Đau thượng vị và đau bụng: bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ, nóng rát khoschiuj ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên bên trái.
- Bệnh nhân bị ho kéo dài không tìm được nguyên nhân.
- Rối loạn bài tiết phân.
Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn thực phẩm gì để tránh cơn đau tái phát?
Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chế độ ăn uống có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Các bác sĩ chuyên khoa tư vấn người bị đau dạ dày không nên ăn những thực phẩm sau đây:
- Không sử dụng các loại nước uống có ga, cafe, sữa trong thời gian điều trị. Nên sử dụng các loại trà thảo dược, nước lọc.
- Không ăn các đồ ăn có gia vị cay nóng.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ bữa ăn.
- Không sử dụng thức ăn có tính axit; các loại trái cây có vị chia như cam, bưởi, chanh, me; cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi; không nên ăn các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), hay là thịt nhiều gân sụn…
- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
Trên đây là một số lời khuyên với bệnh nhân bị đau dạ dày. Khi có những biểu hiện của bệnh, bạn nên đi khám để điều trị sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913