Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng không tốt đến người bệnh tiểu đường, hiện nay có các nhóm thuốc giúp hạ đường huyết sau đây.
- Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền gồm những loại thuốc nào?
- Cách nhớ nhanh tên các vị thuốc và nhóm thuốc Đông Y
- Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ
Các nhóm thuốc hạ đường huyết gồm những nhóm thuốc nào?
Tăng đường huyết là bệnh gì?
Tình trạng đường trong máu cao (hay còn gọi là tăng đường huyết ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân tiểu đường. Một số yếu tố gây ra tình trạng tăng đường huyết ở những bệnh nhân bị tiểu đường gồm cách lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất, bệnh nhân đang mắc một số bệnh, các thuốc không trị tiểu đường, không uống đủ thuốc hạ đường huyết.
Việc điều trị tăng đường huyết rất quan trọng bởi nếu không điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cần phải cho bệnh nhân đi cấp cứu như: hôn mê đái tháo đường. Nếu tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến mắt, thần kinh, thận, tim mạch.
Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng tăng đường huyết như: bệnh nhân khát nhiều, nhức đầu, mắt nhìn mờ, khó tập trung, tiểu nhiều, mệt mỏi, sút cân, đường máu cao hơn 180 mg/dl
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tình trạng đường trong máu cao kéo dài liên tục có thể gây ra các vấn đề như: tầm nhìn kém, các vết cắt và đau nhức chậm lành, nhiễm trùng da và âm đạo, tổn thương mắt, mạch máu hoặc thận… Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác, nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
7 nhóm thuốc hạ đường huyết hiện nay
Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội cho biết, hiện nay có 7 nhóm thuốc hạ đường huyết gồm có:
- Insulin: gồm có các loại sau:
- Loại tác dụng nhanh.
- Loại tác dụng bán chậm.
- Loại tác dụng chậm.
- Loại phối hợp.
- Nhóm sulfonylurea(sunfamit hạ đường huyết):
– Thế hệ I: Tolbutamid, Acetohexamid, Clopropamid….
– Thế hệ II: tác dụng nhanh hơn thế hệ I, gồm:
+ Glibenclamid: BD Maninil viên 5mg, Daonil viên nén 1,25mg, 2,5mg, 5mg.
+ Gliclazide: BD Diamicron viên nén 80mg, Predian viên nén 80mg.
+ Glimepirid: BD Amaryl viên nén 2mg, 4mg.
- Nhóm Thiazolidinedion(Glitazone): gồm có các loại thuốc sau
– Rosiglitazone (Avandia ) 4-8 mg/ngày.
– Pioglitazone (Pioz) 15-45 mg/ngày.
- Nhóm Biguanid: gồm có các loại sau.
– Metformin viên 500mg, 850mg, 1000mg.
– Glucophage viên 500mg, 850mg, 1000mg
- Nhóm ức chế enzym alpha-glucosidase:
– Acarbose (Glucobay) 50 – 100 mg: ngày 1-3 viên uống ngày trong bữa ăn.
– Voglibose (Basen): 0.2-0.3 mg.
- Nhóm Benfluorex:
– Mediator viên nén 150mg.
Các nhóm thuốc hạ đường huyết
- Dạng kết hợp:
+ Kết hợp giữa Glibenclamid với Metformin: BD Glucovan
+ Kết hợp giữa Rosiglitaron với Metformin.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về các nhóm thuốc hạ đường huyết hiện nay. Để điều trị tăng đường huyết, khi có các triệu chứng của bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913