Bộ Y tế đã có công văn khẩn chỉ đạo các Sở Y tế, các cấp chính quyền địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, trong đó coi trọng công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh tại các trường học.
- Đào tạo Dược sĩ tư vấn thuốc an toàn trong bệnh viện
- Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm Y tế không?
- Chuẩn hóa năng lực cán bộ Y tế – yêu cầu cấp bách của hội nhập
Những điều cần biết về sốt xuất huyết (Ảnh: Vietnamnet)
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phòng, chống sốt xuất huyết cho sinh viên. Cụ thể như sau:
Một là Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giáo dục sinh viên cần có kiến thức về sốt xuất huyết (SXH), nhận biết về dịch bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng, điều trị sốt xuất huyết.
* Khái niệm về bệnh sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch rất nhanh chóng. Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút Dengue và muỗi vằn Aedes Aegypti, đây là trung gian truyền bệnh cho con người. Muỗi vằn sau khi đốt người mắc bệnh rồi truyền vi rút sang cho người khác.
Bệnh sốt xuất huyết do 04 tuýp viruts gây ra, vì vậy một người có thể mắc bệnh một hoặc nhiều lần, mỗi lần mắc do một loại viruts và chỉ có khả năng miễn dịch với một týp viruts đó.
Sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường chỉ bùng phát thành dịch trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm.
* Đặc điểm muỗi vằn:
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, muỗi vằn có màu đen, có những khoanh trắng trên thân và chân. Chúng đẻ trứng ở ao hồ, vũng nước hoặc dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà. Trứng nở ra bọ gậy và phát triển thành muỗi gây bệnh SXH. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi áo quần…, hay đốt người vào lúc chiều tối.
Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết
* Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết:
– Bị sốt cao đột ngột, thường trên 38oC và liên tục nhiều ngày (từ 2 đến 7 ngày), không thấy triệu chứng hạ sốt;
– Dấu hiệu khi xuất huyết: Có các nốt, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, chảy máu tiêu hóa, hành kinh kéo dài, vết bầm tím chổ tiêm, nôn ra máu, đại tiện phân có màu đen…
– Đầu nhức dữ dội ở vùng trán, cảm giác chán ăn, buồn nôn;
– Da xung huyết, phát ban;
– Đau các cơ, các khớp, có hiện tượng nhức hai hố mắt.
– Người mệt mỏi, vật vả, li bì cả ngày.
– Đau trong bụng ở vùng gan hoặc ấn vùng gan thấy đau.
Bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm thường ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 6; người bệnh mệt lả, chân tay lạnh, da tái, tiểu ít, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, khi nặng không đếm dược mạch, không đo được huyết áp…
Phòng chống bệnh sốt xuất huyết
* Chăm sóc người bệnh:
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết phải đưa người bệnh đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Trường hợp mới bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như sau: Nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, không có gió lùa, mặc quần áo rộng rãi thỏa mai, tránh trùm kín dầu khi bị sốt cao. Ăn nhẹ nhàng bằng cháo, sữa; uồng nhiều nước, nên uống dung dịch Oresol hoặc nước trái cây để giải nhiệt và bổ sung chất tăng sức đề kháng của cơ thể. Tuyệt đối không cạo gió, không kiêng hay nhịn ăn…
Theo dõi bệnh nhân nếu diễn biến nặng hơn phải đưa đến bệnh viện ngay.
* Phòng bệnh sốt xuất huyết
Bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên có thể gây thành dịch lớn trong phạm vi rộng, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị. Nếu phát hiện muộn bệnh nhân có thể bị sốc, xuất huyết não, trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến tử vong, nhất là trẻ em sức đề kháng chưa cao.
Tích cực vệ sinh môi trường phòng bệnh sốt xuất huyết
Vì vậy, cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh thiết thực, hiệu quả sau đây:
– Tích cực diệt bọ gậy
+ Các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong gia đình phải được đậy kín, không để cho muỗi vằn có cơ hội đẻ trứng.
+ Bỏ muối ăn vào chân kê các chum, vại, dụng cụ chứa nước.
+ Dọn sạch rác và các vật phế thải xung quanh nhà, nhất là vỏ đồ hộp, chai nhựa… không để muỗi có nơi đẻ trứng.
+ Thực hiện vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong nhà, nơi có ẩm ướt.
– Phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà trường
+ Thực hiện vệ sinh phòng học, lớp học thật sạch sẽ.
+ Thực hiện tốt lịch lao động vệ sinh môi trường do nhà trường đề ra, tạo khuân viên trường, lớp sạch sẽ, thoáng mát quanh năm.
+ Kịp thời thông báo các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong trường, lớp và vùng có vụ dịch sốt xuất huyết tại địa phương nơi đặt trụ sở cho cán bộ, nhân viên, sinh viên biết để có biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
– Phòng bệnh tại gia đình
+ Đi ngủ phải mắc màn.
+ Không làm việc, ngồi chơi nơi tối và có nhiều muỗi.
+ Dùng hương xua muỗi, bình xịt muỗi, vợt điện diệt muỗi.
+ Giữ gìn nhà của, môi trường xung quanh đảm bảo luôn gọn gàng, thoáng mát, sạch sẽ.
Hai là Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên bằng việc làm cụ thể phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, nhà trường tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trong trường học và tham gia các hoạt động được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tuyên truyền sâu rộng tác hại của dịch bệnh sốt xuất huyết đối với sinh viên đặc biệt là những sinh viên học tập xa nhà biết cách tự bảo vệ khỏe bản thân phòng tránh bệnh tật.
Đối với cá nhân sinh viên tự ý thức phòng chống bệnh, điều trị bệnh, vận động gia đình, hộ gia đình, cộng đồng thực hiện loại bỏ ổ bọ gậy và lăng quăng, diệt muỗi, bảo đảm mỗi cá nhân không bị muỗi đốt, phòng chống sốt xuất huyết bằng nhiều biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
Ba là Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chỉ đạo triển khai thực hiện đến các cơ sở trực thuộc, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên phòng, chống sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức phù hợp.
Tích cực phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương trong các đợt phun hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết; vận động học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng tại gia đình và cộng đồng.
Vệ sinh cơ sở, trường lớp, khu vực xung quanh trường học sạch sẽ; đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước, thường xuyên thay nước bình hoa để muỗi không vào đẻ trứng.
Sinh viên tích cực hoạt động vệ sinh môi trường vì cộng đồng, diệt bọ gậy và lăng quăng dưới sự nhắc nhở của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn của nhân viên y tế cùng các tổ chức, đoàn thể; các đơn vị truyền thông để nâng cao nhận thức và vận động mọi người thực hiện phòng chống dịch bệnh.
Phát huy tinh thần tích cực của mọi người diệt bọ gậy và muỗi vằn để phòng bệnh sốt xuất huyết, thực hiện khẩu hiệu. Mỗi cán bộ giảng viên sinh viên trong nhà trường là một tuyên truyền viên trước cộng đồng về phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với khẩu hiệu: “Không muỗi vằn, không loăng quăng, không có sốt xuất huyết”.
Nguồn: Yduochn.com.vn.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913