Alzental có tác dụng điều trị nhiễm một hoặc nhiều loại giun nhờ chứa hoạt chất albendazol. Để đạt hiệu quả sử dụng, người dùng cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại thuốc này.
Tổng quan các kiến thức cơ bản về thuốc Alzental
Dạng bào chế của thuốc Alzental
Thuốc Alzental được lưu hành trên thị trường hiện nay được lưu hành ở viên nén bao phim.
Thuốc Alzental có tác dụng như thế nào?
Cố vấn chuyên môn Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc Alzental chứa hoạt chất albendazol có tác dụng chữa trị nhiễm một hoặc nhiều loại giun như: giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun móc (Necator americanus và Ancylostoma duodenale), giun kim (Enterobius vermicularis), giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura).
Liều lượng sử dụng thuốc Alzental cho người trưởng thành
Liều lượng sử dụng thuốc Alzental cho người trưởng thành trị nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc hoặc giun tóc:
- Dùng liều 400 mg/ngày.
- Dùng 1 liều duy nhất trong 1 ngày và có thể điều trị lại sau 3 tuần.
Liều lượng sử dụng thuốc Alzental cho người trưởng thành trị nhiễm Strongyloides (giun lươn):
- Dùng liều 400 mg/lần/ngày trong 3 ngày.
- Quá trình điều trị có thể lặp lại sau 3 tuần.
Liều lượng sử dụng thuốc Alzental cho trẻ em
Liều lượng sử dụng thuốc Alzental cho trẻ em trị nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc hoặc giun tóc:
- Trẻ từ 1-2 tuổi: Dùng 200 mg/ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi: Dùng 400 mg/ngày.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chỉ dùng 1 liều duy nhất trong 1 ngày và có thể điều trị lại sau 3 tuần.
Liều lượng sử dụng thuốc Alzental cho trẻ em trị nhiễm Strongyloides (giun lươn):
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Dùng 200 mg/lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
- Trẻ trên 2 tuổi: Dùng 400 mg/lần/ngày trong 3 ngày.
Lưu ý: Điều trị có thể lặp lại sau 3 tuần.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Alzental
Người sử dụng thuốc Alzental có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
- Sốt, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, rụng tóc (phục hồi được), chức năng gan bất thường, biểu hiện ở não, tăng áp suất trong não.
- Giảm bạch cầu, phản ứng dị ứng, suy thận cấp, ban da, mề đay, tuy nhiên những tác dụng phụ này thường ít gặp.
- Giảm huyết cầu nói chung, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. Rất may những trường hợp này hiếm gặp.
Lưu ý: Những thông tin trên không phải là toàn bộ về tác dụng phụ của thuốc Alzental và có thể sẽ xuất hiện những tác dụng khác. Vì vậy bạn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Alzental không dùng cho những trường hợp dị ứng với thuốc
Lưu ý gì khi sử dụng thuốc Alzental?
Thuốc Alzental không được dùng đối với các trường hợp sau:
- Người dị ứng với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
- Người đang hoặc có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
Bên cạnh đó, người có chức năng gan bất thường hay bị bệnh về máu cần thận trọng khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc không mong muốn khi dùng thuốc Alzental
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, các loại thuốc dưới đây có thể tương tác với thuốc Alzental gồm:
- Thuốc Praziquantel;
- Thuốc Theophylline;
- Thuốc Dexamethasone;
- Thuốc Cimetidin.
Hướng dẫn cất giữ thuốc Alzental đúng cách
Theo các Dược sĩ, người dùng nên cất giữ thuốc trong bao bì kín, để nhiệt độ dưới 30°C, tại nơi khô ráo, tránh ánh sán
Lưu ý: Nên để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, người bệnh có thể nhai, nuốt hoặc nghiền viên thuốc và trộn với thức ăn. Không cần dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch đường ruột hoặc nhịn đói trước khi dùng thuốc. Trường hợp điều trị trong thời gian dưới 3 ngày, người dùng có thể bị khó chịu ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, đau vùng thượng vị) và nhức đầu.
Đồng thời, tất cả những thông tin trên chỉ mang tính chất minh họa và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ/dược sĩ để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
Nguồn: yduochn.com.vn
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913