Việc nắm bắt được các khung giờ vàng để học bài, giúp việc ôn tập của sĩ tử trở nên hiệu quả hơn trông thấy,vừa tiết kiệm được thời gian vừa giúp thí sinh nhớ nhanh kiến thức.
- Thí sinh muốn thêm nguyện vọng xét tuyển thì làm như thế nào?
- Trường hợp nào thí sinh không được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019?
- Lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách của bạn
Thí sinh nên học bài vào các khung giờ nào để hiệu quả hơn?
Thí sinh nên học bài vào các khung giờ nào để hiệu quả hơn?
- 4h30 – 6h sáng: Học thuộc, học lý thuyết
Nhiều bạn thường rất khó khăn trong việc dậy sớm nhưng đây lại là khoảng thời gian tuyệt vời để học các môn lý thuyết, 4h30 – 6h sáng không gian yên tĩnh, trong lành, đầu óc minh mẫn nhất sau khi được ngủ đêm sẽ giúp việc học thuộc, học lý thuyết dễ dàng hơn nhiều. Để rèn luyện được thói quen dậy sớm việc đầu tiên thí sinh cần làm chính là tập thói quen ngủ sớm thay vì là “cú đêm” như trước. Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, thí sinh không nên nghịch điện thoại quá lâu mà hãy tập thói quen đi ngủ từ 10h tối rồi đặt chuông báo thức từ 4h15 và khoảng 15 phút sau dậy vệ sinh cá nhân là vừa. Sau khi vệ sinh cá nhân xong, bạn hãy tập vài động tác thể dục, giãn cơ đơn giản để đầu óc tỉnh táo hơn. Có thể thời gian đầu sẽ rất khó khăn nhưng khi quen dần, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng và hiệu quả bất ngờ.
- 7h15 – 10h sáng: Học các môn KHXH, ngôn ngữ
Các môn KHXH như Văn, Sử, Địa, GDCD cùng môn ngôn ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… thích hợp học vào khoảng thời gian từ 7h15-10h sáng nhất. Một điều thí sinh cũng cần hết sức lưu ý chính là sau mỗi tiết học kéo dài khoảng 45 phút – 1 tiếng, bạn có thể đứng dậy nhìn ra xa hoặc vận động nhẹ nhàng để không bị đau mắt và tập trung tốt hơn.
- 14h – 16h30 chiều: Học các môn KHTN
Các môn KHTN như Toán, Lý, Hóa, Sinh cần tư duy logic, tính toán hơn so với các môn KHXH nên việc học vào buổi chiều là thích hợp nhất. Đồng thời, để tăng cường hiệu quả ôn thi thí sinh cũng nên tăng cường làm thật nhiều đề thi thử của năm nay và các năm trước trong khoảng thời gian 2 tháng cuối này.
Thí sinh cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử tránh làm xao nhãng khi học
- 19h45 – 23h: Học các môn yêu cầu phải tính toán, không phải nhớ nhiều
Trong thời gian buổi tối, hãy học những môn yêu cầu tính toán hoặc không phải nhớ nhiều. Những môn này giúp não bộ dễ chịu hơn, tiếp thu dễ hơn. Điều này được Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, sau một ngày dài, não bộ và cơ thể đã khá mệt mỏi nên từ 19h45-23h không phải quãng thời gian lý tưởng để học các môn học thuộc, lý thuyết, kiến thức rắc rối. Đừng “ép” não bộ quá mức cho phép bởi như vậy sẽ khiến tinh thần uể oải và nhanh chán, mất tập trung.
Thói quen thức đêm để học bài diễn ra rất phổ biến ở các thí sinh đặc biệt là trong những ngày gần đến kỳ thi, việc thức đêm thường xuyên ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Khi không ngủ đủ giấc, khả năng ghi nhớ sẽ ngày càng kém và tinh thần mệt mỏi, rệu rã. Đến gần ngày thi liệu bạn còn đủ sức khỏe đi vượt qua kỳ thi? Hãy phân bổ thời gian học tập hợp lý để việc học trở nên hiệu quả.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913