Nắm được những điểm mới trong chính sách bảo hiểm y tế giúp người dân được hưởng trọn vẹn quyền lợi trong quá trình khám chữa bệnh.
- Sinh viên Y Dược sẽ đi đâu về đâu khi số lượng biên chế giảm mạnh?
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo sinh viên Y Dược đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng
- Không cần bằng Đại học sinh viên ngành Y Dược vẫn có mức thu nhập lý tưởng
Những điểm mới trong chính sách bảo hiểm y tế năm 2018
Theo những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, lần điều tiên chính sách hiểm y tế (BHYT) được luật hóa với đầy đủ hệ thống văn bản: Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện.
Nâng mức đóng và cùng chi trả BHYT
Từ ngày 1-10, mức đóng BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp, mất sức lao động, mức lương tối thiểu (riêng đối tượng là học sinh, sinh viên bằng 3% mức lương tối thiểu).
Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho một số đối tượng: Người nghèo, người có công, người cao tuổi… Ngoài ra, ngân sách Nhà nước hỗ trợ thấp nhất 50% mức đóng đối với người thuộc hộ cận nghèo, thấp nhất 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên và người thuộc hộ nông nghiệp, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình. Giảm mức đóng khi tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Trách nhiệm đóng BHYT gồm: do người lao động và người sử dụng lao động đóng (lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức…) do quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng (hưu trí, mất sức lao động…) do ngân sách Nhà nước bảo đảm (trẻ em dưới sáu tuổi, người có công, cựu chiến binh, bảo trợ xã hội, người nghèo, người cao tuổi hơn 85 tuổi…); cá nhân tự đóng và ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (cận nghèo, học sinh, sinh viên, nông dân); cá nhân tự đóng (thân nhân người lao động, xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và các đối tượng khác).
Về quyền lợi của người tham gia BHYT, về cơ bản vẫn được giữ nguyên như quy định hiện hành, bổ sung quyền lợi đối với người nhiễm HIV/AIDS, khám sàng lọc và chẩn đoán sớm một số bệnh. Nhưng có một số điểm mới, đó là áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) theo các mức khác nhau, theo các tuyến, hạng bệnh viện khác nhau và theo nhóm đối tượng khác nhau.
Quy định cùng chi trả để nâng cao trách nhiệm của người có thẻ BHYT trong việc tuân thủ pháp luật về BHYT; kiểm soát chi phí KCB, hạn chế tình trạng lạm dụng BHYT đồng thời bảo đảm công bằng giữa những người tham gia BHYT trong việc sử dụng dịch vụ y tế. Người bệnh KCB đúng quy định, có ba mức thanh toán: 100%, 95% và 80%.
Mức thanh toán 100% chi phí đối với: trẻ em dưới sáu tuổi, người có công, lực lượng công an nhân dân, KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu (97 nghìn 500 đồng); mức thanh toán 95% chi phí đối với: cán bộ hưu trí, trợ cấp mất sức, dân tộc thiểu số, bảo trợ xã hội, người nghèo; mức 80% chi phí đối với các đối tượng còn lại. Ðối với các trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn được thanh toán 100% chi phí đối với trẻ em dưới sáu tuổi, một số đối tượng người có công, lực lượng Công an nhân dân, một số đối tượng người có công nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu; mức 95% đối với đối tượng hưu trí, mất sức lao động; bảo trợ xã hội; người nghèo nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu; mức 80% đối với các đối tượng khác nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu.
Việc KCB không đúng quy định được thanh toán 70% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở khám, chữa bệnh hạng ba; 50% chi phí đối với cơ sở KCB hạng hai; 30% chi phí đối với cơ sở khám, chữa bệnh hạng một, hạng đặc biệt. Mức thanh toán không quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Ðáng chú ý, trong một số trường hợp cụ thể vẫn được hưởng BHYT là: KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT; không đủ thủ tục; khám, chữa bệnh ở nước ngoài; thanh toán chi phí vận chuyển; sử dụng thuốc điều trị ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục; KCB ngoài giờ hành chính ngày nghỉ, ngày lễ…
Giảm phiền hà, tạo thuận lợi trong KCB BHYT cho người dân
Giảm phiền hà, tạo thuận lợi trong KCB BHYT
Về thủ tục KCB cho những người có thẻ BHYT được quy định rõ, khi đi KCB: Xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân khác có ảnh; thêm hồ sơ chuyển viện (nếu chuyển tuyến điều trị); thêm giấy hẹn khám lại (nếu đến khám lại theo yêu cầu). Với trẻ em dưới sáu tuổi: xuất trình thẻ BHYT, trong trường hợp chưa có thẻ BHYT: xuất trình thẻ KCB miễn phí, giấy khai sinh hoặc chứng sinh, đối với trẻ sơ sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế, cha (hoặc mẹ), người giám hộ ký chịu trách nhiệm vào hồ sơ bệnh án.
Trường hợp cấp cứu: Xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi; Tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT cơ sở y tế có trách nhiệm xác nhận tình trạng bệnh, chứng từ hợp lệ để người bệnh thanh toán với cơ quan BHXH. Khi đi công tác, làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác: Người bệnh được KCB tại cơ sở y tế tương đương với cơ sở y tế đăng ký KCB ban đầu; người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT, giấy cử đi công tác hoặc giấy tạm trú để được hưởng BHYT.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913