Trước những kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT quốc gia, nhiều sĩ tử vẫn tìm đến chốn linh thiêng như đền chùa để lễ bái cầu mong thi cử đỗ đạt, nhưng nên cầu ở đâu mới đúng?
- Sĩ tử có nên uống thuốc “dưỡng não” tăng cường trí nhớ mùa thi?
- Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia năm 2018 theo tên hoặc bằng số báo danh
- Những điều sĩ tử cần kiêng kị tuyệt đối trước khi đi thi
Cầu thi cử đỗ đạt ở đâu mới đúng?
Ông Hà Thanh, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người cho biết, cầu thi cử đỗ đạt và các việc tương tự không nên gạt bỏ, đây là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng cần hướng dẫn cho người dân làm đúng.
Thầy Đỗ Trường Giang, cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đi lễ chùa hay Văn Miếu, cúng lễ, thỉnh đồ vật phong thủy may mắn cát tường… chỉ là một trong các biện pháp nhằm ổn định tâm lý cho sĩ tử, không nên tạo cho con trẻ là mua bùa, đồ vật phong thủy… đeo vào người là cầu được ước thấy… Đặc biệt là các loại bùa chú in hàng loạt đem bán thường không có giá trị.
Đi lễ chùa là cầu an, cầu phúc. Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử và liên quan tới đạo Khổng, chứ không phải về cầu về học hành, khoa cử.
Vậy đi thi THPT quốc gia nên đi lễ cầu ở đền chùa nào mới đúng?
Cầu thi cử đỗ đạt nên tìm tới Đền Ngọc Sơn
Ở Hà Nội, muốn cầu về thi cử, sĩ tử và phụ huynh nên tới Đền Ngọc Sơn, nơi thờ Đức Thánh Trần, và có thờ thần Văn Xương Đế Quân – sao chủ về văn chương khoa bảng, vị tiên chuyên trông coi việc thi cử, học hành, là vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.
Việt Nam có nhiều nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân. Sĩ tử và phụ huynh muốn cầu thi cử đỗ đạt nên tới những nơi đó cầu mới đúng chỗ.
Cầu thi cử đỗ đạt nên đến Đền Ngọc Sơn
Lễ ở Đền Ngọc Sơn sao cho đúng?
Các nhà nghiên cứu tâm linh đều cho rằng, nên tới Đền Ngọc Sơn cầu thi cử. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào.
Theo các nhà tâm linh, lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ thi cử đỗ đạt. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt. Vật phẩm lễ thường là giọt dầu. Cầu xin cho sĩ tử gặp nhiều may mắn và đỗ đạt… Sau đó nguyện sẽ chú tâm học hành cho tốt…
Các nhà tâm linh đều khuyên rằng, sau khi đã tới chốn tâm linh cầu nguyện, không nên về thẳng hoặc chờ đỗ đạt, hoặc có cơ hội mới quay lại tạ lễ. Mà đỗ đạt hay không người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ. Lễ tạ cũng thường là giọt dầu như lễ xin.
Thầy Dương Trường Giang, GV một trường Cao đẳng Dược TPHCM cho rằng, dù đỗ hay trượt, các sĩ tử cũng nên biết là việc thi cử còn nhờ hồng phúc tổ tiên, chứ không phải cứ cầu cúng là đều đỗ đạt. Thi cử đỗ đạt hay không chính là nhờ bản thân nỗ lực học tập và thực lực của các sĩ tử.
Đền Quán Thi – học trò đến xin đều thi đỗ?
Ngôi đền Quán Thi (thôn Dương Tử, xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội) từ bao đời nay là nơi mà mỗi kỳ thi, các sĩ tử trong vùng đến để cầu xin đỗ đạt.
Không chỉ có những tích truyện về học hành, ngôi đền nhỏ bé này còn có nhiều chuyện kỳ bí xảy ra, khiến người dân nơi đây lúc nào cũng tôn sùng, thành kính.
Đền Quán Thi – Ngôi chùa được nhiều sĩ tử đến cầu thi cử đỗ đạt
Chuyện kể rằng: “Khoảng thế kỷ XVIII – XIX, có 10 chàng trai đi thi qua đây, trời nắng quá họ mới ngồi nghỉ chân. Thấy ngôi đền cổ kính các sĩ tử bàn bạc vào đền lễ cầu may cho được đỗ đạt. Một người trong số họ lên tiếng: “Thi đỗ hay không là do sự học hành của mình quyết định, chứ ai đời đi cầu xin thần linh cho thi đỗ bao giờ. Tôi không tin vào thần thánh, ai lễ thì lễ, tôi đứng ngoài”. Những người còn lại thấy bạn mình nói cũng có lý, nhưng cũng tự nhủ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phần cũng lo lắng sợ thần linh quở mắng nên lễ lạt rất thành tâm.
Xong xuôi, cả đám nho sinh lên đường về kinh dự thi. Kỳ thi năm đó, 9 người vào đình lễ bái thì đều có tên trong bảng vàng mặc dù thứ hạng khác nhau. Riêng cậu nho sinh không vào lễ thì trượt. Sau đợt ấy, 9 người làm quan ở nhiều nơi khác nhau đều quay trở lại quán Giám Đông tạ lễ. Dân làng biết được chuyện đó nên chuyển tên gọi thành đền Quán Thi.
Từ đó trở đi, cứ đến mùa thi cử thì các sĩ tử đều được phụ huynh đưa đến đây để cầu xin thi được đỗ đạt. Năm ngoái, dân làng thôn Tử Dương bàn bạc chung nhau tôn tạo lại đền, theo kiến trúc cũ. Cạnh đền là Trường THCS Cao Thành, Hiệu trưởng Đỗ Hùng Thơ báo cho các bậc bô lão trong làng biết là 100% học sinh của trường đã đỗ cấp 3 kỳ thi vừa rồi.
Cô Bùi Thị Hoài, ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc đi lễ đền chùa cầu may trong các dịp thi cử là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên thí sinh không nên chỉ trông chờ vào vận may mà nên tự chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt như vậy mới mong đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Chúc tất cả các sĩ tử đạt được kết quả thật tốt trong kỳ thi quan trọng sắp tới.
Tổng hợp nhiều nguồn (Báo Gia đình & Xã hội, Vietnamnet…)
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913