Khối ngành sức khỏe gồm có những ngành nào, học có khó không và sau khi tốt nghiệp làm những công việc gì là mối quan tâm của nhiều thí sinh.
- Danh sách các trường Cao đẳng Y Dược ở khu vực phía Bắc tuyển sinh 2019
- Xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2019 hệ chính quy
- Học Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội ra trường làm những gì?
Khối ngành sức khỏe gồm có những ngành nào?
Bác sĩ đa khoa:
Bác sĩ đa khoa là những người được đào tạo toàn diện, có nhiệm vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, điều trị và hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà, thực hiện các công tác phòng bệnh, tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, giáo dục sức khỏe, tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo học ngành Bác sĩ đa khoa, sinh viên được cung cấp kiến thức từ đại cương như: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Sinh học, Hóa sinh, Di truyền…; các kiến thức cơ sở ngành: Giải phẫu sinh lý, Vi sinh – ký sinh trùng, sinh lý bệnh…; cho đến các kiến thức chuyên sâu gồm: Y học lâm sàng, Y học hiện đại, Y học cổ truyền, Nội da liễu, Ngoại nội tiết, Huyết học, Nhi tâm thần, Nhiễm lao – Bệnh phổi, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Tai – Mũi – Họng, Chấn thương Chỉnh hình mắt, Ung thư, Dược học cổ truyền, Dưỡng sinh, Châm cứu, Bệnh học, Chẩn đoán hình ảnh…
Khi ra trường bác sĩ đa khoa có thể làm việc tại các bệnh viện các cấp, trạm y tế xã phường, bệnh viện hoặc phòng khám tư, các tổ chức y tế…
Bác sĩ Y học cổ truyền:
Bác sỹ y học cổ truyền là những người được đào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh cổ truyền như: sử dụng thuốc bắc, thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh và nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền có thể làm việc tại các bệnh viện hoặc các khoa y học cổ truyền hay làm việc trong các viện nghiên cứu hay các phòng khám y học cổ truyền…
Nhóm ngành Nha khoa
Nhóm ngành Nha khoa có các ngành: Răng hàm mặt, Kỹ thuật Phục hình răng.
Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về răng miệng; có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và nghiên cứu các công nghệ phục hồi chức năng răng miệng cho người bệnh.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám răng hàm mặt, làm việc tại các phòng nghiên cứu nha khoa, tham gia vào quy trình sản xuất răng giả có chất lượng và thẩm mỹ cao để bệnh nhân bị hỏng răng có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày…
Ngành Dược.
Nghề dược là những công việc liên quan đến dược phẩm (thuốc), nghề Dược được phân ra làm nhiều lĩnh vực như: Nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người…
Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ngành Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hoá học và sinh học. Sinh viên theo học ngành Dược được đào tạo từ kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành tương tự các ngành Y Dược khác, ngoài ra sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên sâu ngành Dược như: Hóa dược, Sinh hóa, Ký sinh, Thực vật, Nhận thức dược liệu, Dược liệu (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu); Thủ thuật bào chế, Quản lý dược, phân tích kiểm nghiệm, Dược lý, Công nghiệp dược…
Sinh viên học ngành Dược sau khi tốt nghiệp có khả năng hướng dẫn sử dụng, bào chế, sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế và cộng đồng… Có thể làm việc tại các bệnh viện, Nhà thuốc, viện nghiên cứu thuốc, các cơ sở y tế cộng đồng, các phòng khám, các công ty dược, hoặc mở Nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân.
Ngành Điều dưỡng.
Những người làm việc trong ngành Điều dưỡng được gọi là Điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên có vai trò rất quan trọng tại các cơ sở y tế với nhiệm vụ chính là chăm sóc bệnh nhân từ khi điều trị đến khi phục hồi, chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cách chữa bệnh hay chăm sóc vết thương, những chăm sóc cần thiết hậu điều trị tại cơ sở y tế, chế độ dinh dưỡng, chương trình tập luyện… để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không tái phát bệnh trở lại, hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị…
Tốt nghiệp ngành Điều dưỡng đa khoa có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão, thẩm mỹ viện… trong và ngoài nước.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019
Y tế công cộng:
Bác sĩ Y tế cộng đồng là những người được đào tạo chuyên sâu về sức khỏe cộng đồng và những yếu tố tác động đến sức khỏe, nghiên cứu hoạch định các giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu thiệt hại tới sức khỏe cộng đồng.
Theo học ngành Y tế công cộng, sinh viên được trang bị kiến thức đại cương chung như những sinh viên nhóm ngành Y Dược và các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Giải phẫu – Triệu chứng học cơ sở – Dịch tễ học cơ sở – Nhân chủng học – Thống kê y tế công cộng, Sức khỏe các lứa tuổi, Các bệnh thông thường ở cộng đồng, Nghiên cứu sức khỏe cộng động, Thảm họa và Sức khỏe các lứa tuổi, Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, Dịch tễ học các bệnh không truyền nhiễm, Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Pháp y…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu hoặc các trung tâm y tế cộng đồng, các bệnh viện và các trung tâm y tế trên toàn quốc…
Y tế học đường:
Vai trò của Y tế học đường trong công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tuyến ban đầu cho học sinh, sinh viên là rất quan trọng.
Nhân viên Y tế học đường được trang bị đầy đủ với kiến thức và thực hành nghiệp vụ cần thiết từ các trường đại học y dược, cao đẳng hay trung học y tế; có kiến thức và có khả năng khám chữa bệnh và xử trí các tình huống cấp cứu do bệnh tật, tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường.
Y học dự phòng:
Bác sĩ y học dự phòng là những người được đào tạo chuyên sâu về vần đề phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ y tế, trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan y tế dự phòng, các cục vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế…
Ngành Hộ sinh.
Hộ sinh là những người được đào tạo để có kiến thức, kỹ năng cơ bản về y học và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đặc biệt có kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để có khả năng cung cấp các dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tại cơ sở y tế và cộng đồng. Nữ hộ sinh được đào tạo để có phẩm chất đạo đức tốt, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh, có đủ sức khoẻ, không ngừng học tập để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Kỹ thuật Y học:
Nhóm ngành Kỹ thuật Y học gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Y học dự phòng…
Sinh viên được đào tạo các kiến thức đại cương chung giống như sinh viên các ngành Y Dược nói chung và các kiến thức cơ sở ngành, các kiến thức chuyên sâu như: Giải phẫu bệnh, Huyết học cơ bản, Huyết học tế bào, Ký sinh trùng, Đông máu, Truyền máu, Hóa sinh, Vi sinh, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, X quang…
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu thiết bị y tế, các phòng khám nhà nước và tư nhân, trung tâm chăm sóc sức khỏe, phòng khám vật lý trị liệu PHCN…
Một số ngành học khác thuộc lĩnh vực y tế sức khỏe: quản trị bệnh viện, dinh dưỡng học…
Tuyển sinh ngành KT Vật lý trị liệu và PHCN
Hiện nay Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo các ngành: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu và PHCN. Hình thức tuyển sinh năm 2019: Xét tuyển thẳng thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT.
Đăng ký xét tuyển trực tuyến
Thí sinh có nguyện vọng học vui lòng nộp hồ sơ xét tuyển về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại:
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
- Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913