Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018
Home / Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 / Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018

Thí sinh có thời gian từ ngày 01 – 20/4/2018 để nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ, dưới đây những điều thí sinh cần lưu ý để tránh sai sót khi làm hồ sơ.

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018

Hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018 gồm những gì?

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018 gồm 1 bì là phiếu đăng ký dự thi, bên trong có phiếu số 1, phiếu số 2 và hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Phiếu số 1, phiếu số 2 cũng tương tự phiếu ĐKDT.

Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ thí sinh ghi đúng theo hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT, dưới đây là một số điều quan trọng thí sinh cần lưu ý trong khi làm hồ sơ để tránh sai sót không đáng có.

Lưu ý điền thông tin cá nhân chính xác

Khi làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia thí sinh cần lưu ý điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân như Họ tên, mã xã/phường, mã tỉnh/thành phố, mã huyện/quận… một cách chính xác để được đảm bảo quyền lợi của mình. Thí sinh có thể tham khảo thông tin chính xác về các mã này tại nơi ĐKDT.

Ở mục 6, TS cần tham khảo “Danh mục mã trường THPT 2018” do Bộ GD-ĐT công bố để ghi chính xác.

Để được xét tuyển đợt 1 bắt buộc phải đánh dấu X vào mục số 9.

Tại mục số 9 – 14 trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi THPT quốc gia là chỉ để xét tốt nghiệp hay xét tuyển đại học, cao đẳng.

Cô Bùi Thị Hoài, ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2018 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý thí sinh ở mục 9, tất cả TS sau khi dự thi THPT quốc gia đều được cấp giấy chứng nhận kết quả thi (GCNKQT). Tuy nhiên, chỉ TS nào có đánh dấu “X” vào ô bên cạnh của mục 9 mới được đưa tên vào dữ liệu xét tuyển đợt 1 (từ ngày 3 – 5.8.2018). Những TS không đánh dấu “X” chỉ được tham gia xét tuyển các đợt bổ sung do các trường tự thực hiện sau đợt 1.

Thí sinh cần cẩn trọng khi làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018

Thí sinh cần cẩn trọng khi làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018

Bắt buộc làm cả 2 bài thi tổ hợp nếu đăng ký cả 2 bài thi

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, có tất cả 5 bài thi: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (Lý – Hóa – Sinh) và Khoa học xã hội (Sử – Địa – Giáo dục công dân). Thí sinh học hệ GDTX sẽ không phải thi môn Giáo dục công dân và bài thi ngoại ngữ.

Thí sinh được đăng ký lựa chọn dự thi 1 trong 2 bài thi tổ hợp hoặc cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp.

Theo thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2018, nếu thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài thi này; nếu bỏ một trong 2 bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Phần thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (mục 15 – 16) dành cho tất cả các TS chưa tốt nghiệp, dù có đánh dấu “X” ở mục 9 hay không.

Tại mục 15, Thí sinh được miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT nếu là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hoặc có một trong các chứng chỉ theo quy định, có giá trị sử dụng đến ngày 23.6.2018. TS được sử dụng chứng chỉ môn ngoại ngữ khác với ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi bài thi này trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.

Cẩn trọng đăng ký nguyện vọng

Từ mục 17 – 21 là phần thông tin dùng để xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Thí sinh cần điền thông tin chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp môn xét tuyển.

Lưu ý, tuy thí sinh được ĐKXT không giới hạn số lượng nguyện vọng (NV) nhưng trong đợt xét tuyển đầu tiên (đợt 1) từ ngày 3 – 5.8.2018, mỗi TS chỉ được xét trúng tuyển một NV theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.

Hướng dẫn đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược 2018

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội năm 2018 tuyển sinh các ngành: Cao đẳng Dược (mã ngành: 6720201), Cao đẳng Điều Dưỡng (mã ngành: 6720301), Cao đẳng Hộ Sinh (mã ngành: 6720303), Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học (mã ngành: 6720602 ) , Cao đẳng Kỹ Thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng (mã ngành: 6720604).

Hình thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo chất lượng cao

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo chất lượng cao

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng cách đăng ký trực tuyến:

Hoặc nộp hồ sơ theo hướng dẫn của trường qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại:

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913